Trung Quốc chuyển sang “đánh võ mồm”
(Tài chính) Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận sự phân xử quốc tế liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.
Ông Trương đã phát biểu như trên tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 3 đang diễn ra ở Bắc Kinh và được báo chí nước này đăng tải ngày 23/6.
Ông Trương hung hồn tuyên bố “Trung Quốc sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào các phiên tòa quốc tế do các bên liên quan ở Biển Đông khởi xướng. Chúng tôi phản đối một số quốc gia xâm phạm lợi ích của nước khác với chiêu bài luật pháp. Chúng tôi hy vọng các quốc gia liên quan nhìn vào lợi ích tổng thể và tương lai để quay lại con đường đối thoại và đàm phán”.
Cũng tại diễn đàn trên, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Tôn Kiến Quốc cảnh báo các nước nhỏ không nên liên kết với các cường quốc để "gây bất ổn khu vực". Hết sức ngạo ngược, tướng Tôn Kiến Quốc nói: “Những nước nhỏ hơn không nên bắt nạt các nước khác nhờ vào sự hậu thuẫn của các cường quốc. Các nước nhỏ không được hủy hoại an ninh khu vực vì lợi ích riêng”. Những bình luận trên được xem là nhằm bảo các quốc gia trong khu vực không hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải quyết các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Đài NHK (Nhật Bản) nhận định các bình luận của ông Tôn diễn ra trong bối cảnh chính Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” bằng cách hành động hung hăng trên biển.
Trung Quốc đang bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế với cáo buộc xâm phạm lãnh hải nước này. Việt Nam cũng đang cân nhắc khả năng khởi kiện Trung Quốc sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay.
Việc Trung Quốc nhất quyết không chịu ra tòa dù luôn ra rả mình hành động theo luật pháp quốc tế chỉ chứng minh một thực tế đuối lý của họ. “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông ngày càng bị bác bỏ và không được UNCLOS 1982 công nhận.
Giáo sư Andrew T. Guzman, của Đại học California, Berkeley, trong tác phẩm kinh điển của ông - “How International Law Works: A Rational Choice Theory” đã phân tích nguyên nhân khiến các quốc gia thường chấp nhận tuân thủ luật pháp quốc tế, đó là thuyết "tránh tổn thất" hay còn được biết đến với tên gọi "thuyết 3R" (Reciprocity-có đi có lại; Retaliation- trả đũa và Reputation-uy tín).
Ý nghĩa cơ bản của thuyết này là nếu một quốc gia không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, quốc gia đó có nguy cơ phải gánh chịu những tổn thất nhất định. Đó có thể là việc bị quốc gia khác vi phạm các cam kết đã có với quốc gia này; bị quốc gia khác trả đũa hoặc không thể đạt được các cam kết đáng tin cậy, cũng như không thể dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ mình trong tương lai. Những yếu tố này làm tăng "chi phí" của hành vi vi phạm và vì thế, sẽ thúc đẩy sự hợp tác và tuân thủ.
Trong trường hợp của Trung Quốc, nếu vận dụng lý thuyết trên, có thể thấy rằng nếu phản đối, không công nhận hoặc kiên quyết không thực thi các phán quyết của tòa án, trọng tài quốc tế thì Trung Quốc sẽ gặp phải những tổn thất không hề nhỏ.
Trong mấy ngày qua, nhiều báo đài Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu, Hồ Nam nhật báo, Tân Hoa xã, Tân Văn xã, Đài Phượng Hoàng… ra sức tuyên truyền về việc một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam phát hành bản đồ dọc chính thức khổ lớn đầu tiên của nước này, khác với thông lệ xưa nay bản đồ Trung Quốc thường có hình ngang. Trong đó, tấm bản đồ ngang nhiên thể hiện cả "đường lưỡi bò" phi lý liếm gần trọn Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Nếu chiểu theo bản đồ này thì chiều rộng của Trung Quốc là 5.200 km, còn chiều dài lên tới 5.500 km vì được cộng thêm phần nằm trong "đường lưỡi bò", một điều hết sức vô lý và ngang ngược. Nguy hiểm hơn là theo truyền thông Trung Quốc, bản đồ này sẽ được phân phối cho các trường tiểu học và trung học nước này. Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục thông tin sai lệch cho người dân và thế hệ trẻ, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Ông Trương hung hồn tuyên bố “Trung Quốc sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào các phiên tòa quốc tế do các bên liên quan ở Biển Đông khởi xướng. Chúng tôi phản đối một số quốc gia xâm phạm lợi ích của nước khác với chiêu bài luật pháp. Chúng tôi hy vọng các quốc gia liên quan nhìn vào lợi ích tổng thể và tương lai để quay lại con đường đối thoại và đàm phán”.
Cũng tại diễn đàn trên, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Tôn Kiến Quốc cảnh báo các nước nhỏ không nên liên kết với các cường quốc để "gây bất ổn khu vực". Hết sức ngạo ngược, tướng Tôn Kiến Quốc nói: “Những nước nhỏ hơn không nên bắt nạt các nước khác nhờ vào sự hậu thuẫn của các cường quốc. Các nước nhỏ không được hủy hoại an ninh khu vực vì lợi ích riêng”. Những bình luận trên được xem là nhằm bảo các quốc gia trong khu vực không hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải quyết các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Đài NHK (Nhật Bản) nhận định các bình luận của ông Tôn diễn ra trong bối cảnh chính Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” bằng cách hành động hung hăng trên biển.
Trung Quốc đang bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế với cáo buộc xâm phạm lãnh hải nước này. Việt Nam cũng đang cân nhắc khả năng khởi kiện Trung Quốc sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay.
Việc Trung Quốc nhất quyết không chịu ra tòa dù luôn ra rả mình hành động theo luật pháp quốc tế chỉ chứng minh một thực tế đuối lý của họ. “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông ngày càng bị bác bỏ và không được UNCLOS 1982 công nhận.
Giáo sư Andrew T. Guzman, của Đại học California, Berkeley, trong tác phẩm kinh điển của ông - “How International Law Works: A Rational Choice Theory” đã phân tích nguyên nhân khiến các quốc gia thường chấp nhận tuân thủ luật pháp quốc tế, đó là thuyết "tránh tổn thất" hay còn được biết đến với tên gọi "thuyết 3R" (Reciprocity-có đi có lại; Retaliation- trả đũa và Reputation-uy tín).
Ý nghĩa cơ bản của thuyết này là nếu một quốc gia không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, quốc gia đó có nguy cơ phải gánh chịu những tổn thất nhất định. Đó có thể là việc bị quốc gia khác vi phạm các cam kết đã có với quốc gia này; bị quốc gia khác trả đũa hoặc không thể đạt được các cam kết đáng tin cậy, cũng như không thể dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ mình trong tương lai. Những yếu tố này làm tăng "chi phí" của hành vi vi phạm và vì thế, sẽ thúc đẩy sự hợp tác và tuân thủ.
Trong trường hợp của Trung Quốc, nếu vận dụng lý thuyết trên, có thể thấy rằng nếu phản đối, không công nhận hoặc kiên quyết không thực thi các phán quyết của tòa án, trọng tài quốc tế thì Trung Quốc sẽ gặp phải những tổn thất không hề nhỏ.
Trong mấy ngày qua, nhiều báo đài Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu, Hồ Nam nhật báo, Tân Hoa xã, Tân Văn xã, Đài Phượng Hoàng… ra sức tuyên truyền về việc một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam phát hành bản đồ dọc chính thức khổ lớn đầu tiên của nước này, khác với thông lệ xưa nay bản đồ Trung Quốc thường có hình ngang. Trong đó, tấm bản đồ ngang nhiên thể hiện cả "đường lưỡi bò" phi lý liếm gần trọn Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Nếu chiểu theo bản đồ này thì chiều rộng của Trung Quốc là 5.200 km, còn chiều dài lên tới 5.500 km vì được cộng thêm phần nằm trong "đường lưỡi bò", một điều hết sức vô lý và ngang ngược. Nguy hiểm hơn là theo truyền thông Trung Quốc, bản đồ này sẽ được phân phối cho các trường tiểu học và trung học nước này. Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục thông tin sai lệch cho người dân và thế hệ trẻ, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.