Tỷ giá biến động, có nên can thiệp?
“Một sự điều chỉnh nhẹ và hợp lý với tỷ giá sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho ngành xuất khẩu trong những tháng cuối năm; đồng thời, giúp các doanh nghiệp (DN) luôn tỉnh táo và tích cực sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá”. Đó là quan điểm của ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc phụ trách nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, kinh doanh vốn và ngoại hối, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam).
PV: Ông bình luận thế nào về biến động của tỷ giá trong những ngày qua. Đâu là nguyên nhân tạo “sóng nhẹ” cho tỷ giá?
Ông Phạm Hồng Hải,
Phó tổng giám đốc phụ trách nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, kinh doanh vốn và ngoại hối, Ngân hàng HSBC (Việt Nam)
Ông Phạm Hồng Hải: Trong những ngày qua, tỷ giá USD/VND biến động theo xu hướng tăng dần và hiện đã tiến sát đến trần tỷ giá ở mức 21.036. Thanh khoản của thị trường ngoại hối giảm mạnh so với vài tuần trước đây. Các ngân hàng cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc đáp ứng các nhu cầu ngoại hối của khách hàng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, tình trạng này chỉ mang tính tạm thời.
Việc tỷ giá biến động, theo tôi, xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do lãi suất VND đang khá thấp, với lãi suất qua đêm chỉ khoảng 1%/năm trên thị trường liên ngân hàng, làm cho điểm kỳ hạn cho tỷ giá USD/VND gần như bằng 0, trong khi trước đây vào khoảng 1-2 điểm. Các ngân hàng không còn động lực duy trì trạng thái ngoại hối âm để kiếm điểm kỳ hạn nên đã mua vào ngoại tệ để chuyển về trạng thái cân bằng hoặc thậm chí trạng thái ngoại hối dương. Điều này đã làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường, tác động một phần lên tỷ giá.
Thứ hai, từ thặng dư thương mại trong 3 tháng đầu năm, từ tháng 4, Việt Nam đã trở lại tình trạng nhập siêu và tính đến cuối tháng 5 đã nhập siêu khoảng 1,9 tỷ USD, góp phần tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong thời gian gần đây.
Thứ ba, do yếu tố tâm lý, khi thấy tỷ giá tăng và thanh khoản thị trường thấp hơn so với trước đây dù chỉ là tạm thời, một số DN chưa cần mua ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán đã cố gắng mua ngay, trong khi một số DN sẵn nguồn ngoại tệ lại có tâm lý găm giữ. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu chốt lời bằng cách bán trái phiếu VND ra và mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài khi lợi tức trái phiếu Chính phủ đã giảm nhanh trong thời gian gần đây và đồng VND có xu hướng mất giá. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần vào sự biến động của tỷ giá và giảm thanh khoản thị trường trong những ngày vừa qua.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ổn định tỷ giá trong một thời gian dài, ông có cho rằng, đây là thời điểm nên điều chỉnh nhẹ?
Tỷ giá ổn định từ đầu năm 2012 cho đến những ngày gần đây đã góp phần rất lớn vào sự ổn định của nền kinh tế và khôi phục niềm tin vào tiền đồng, nhưng cũng có tác động chưa tích cực đối với xuất khẩu, trong khi chúng ta đang rất cần đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, tôi cho rằng, một sự điều chỉnh nhẹ và hợp lý đối với tỷ giá sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, việc tỷ giá đứng yên trong một thời gian dài đã tạo tâm lý ỷ lại của một số DN khi kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục đứng yên trong thời gian tới. Việc để tỷ giá biến động theo cung cầu thị trường sẽ giúp các DN luôn tỉnh táo và tích cực sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như mua/bán kỳ hạn. Mức điều chỉnh, nếu có, không quá 1% là hợp lý nhất.
Mức điều chỉnh tỷ giá như ông dự đoán sẽ tác động như thế nào đến mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối?
Tôi nghĩ mức điều chỉnh tỷ giá như vậy là hợp lý đối với thị trường, vì một mặt sẽ giúp cho cung - cầu trên thị trường gặp nhau, thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn, góp phần ổn định thị trường Mặt khác, sẽ có tác động hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu. Theo tôi, thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND sẽ ổn định quanh mức 1 - 2% trong năm 2013 như Thống đốc đã nói trước đây. Nếu nhìn về mặt cung - cầu thì thật ra cung ngoại tệ đang chiếm ưu thế so với cầu ngoại tệ. Ví dụ, chúng ta nhập siêu khoảng 1,9 tỷ USD, trong khi đó, chỉ riêng nguồn FDI giải ngân đã là 4,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm và theo dự báo thì cuối năm nay cán cân thanh toán của chúng ta sẽ thặng dư khoảng 4 - 5 tỷ USD.
Ông dự đoán thế nào về diễn biến của thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm 2013?
Tỷ giá USD/VND ổn định trong một thời gian dài, nên việc tỷ giá được điều chỉnh theo hướng tăng nhẹ có kiểm soát sẽ có tác động tích cực đối với xuất khẩu. Để tạo dựng sự ổn định trên thị trường cần phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và niềm tin vào tiền VND. NHNN tiếp tục phát huy những thành công trong thời gian qua với những chính sách và động thái can thiệp thị trường kịp thời ổn định tâm lý người dân vì đứng về mặt cung cầu hay thanh khoản thị trường thì thị trường hiện giờ có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu mua bán của tất cả các DN.
Ngoài ra chênh lệch lãi suất VND và USD cũng nên được duy trì ở mức hợp lý để tạo sự hấp dẫn khi đầu tư vào VND. Với chính sách điều hành chặt chẽ và linh hoạt cùng với nguồn lực dự trữ ngoại hối khá dồi dào cho phép NHNN can thiệp khi cần thiết, tôi tin rằng mục tiêu ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN trong năm nay là hoàn toàn khả thi.
Ông Phạm Hồng Hải,
Phó tổng giám đốc phụ trách nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, kinh doanh vốn và ngoại hối, Ngân hàng HSBC (Việt Nam)
Việc tỷ giá biến động, theo tôi, xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do lãi suất VND đang khá thấp, với lãi suất qua đêm chỉ khoảng 1%/năm trên thị trường liên ngân hàng, làm cho điểm kỳ hạn cho tỷ giá USD/VND gần như bằng 0, trong khi trước đây vào khoảng 1-2 điểm. Các ngân hàng không còn động lực duy trì trạng thái ngoại hối âm để kiếm điểm kỳ hạn nên đã mua vào ngoại tệ để chuyển về trạng thái cân bằng hoặc thậm chí trạng thái ngoại hối dương. Điều này đã làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường, tác động một phần lên tỷ giá.
Thứ hai, từ thặng dư thương mại trong 3 tháng đầu năm, từ tháng 4, Việt Nam đã trở lại tình trạng nhập siêu và tính đến cuối tháng 5 đã nhập siêu khoảng 1,9 tỷ USD, góp phần tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong thời gian gần đây.
Thứ ba, do yếu tố tâm lý, khi thấy tỷ giá tăng và thanh khoản thị trường thấp hơn so với trước đây dù chỉ là tạm thời, một số DN chưa cần mua ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán đã cố gắng mua ngay, trong khi một số DN sẵn nguồn ngoại tệ lại có tâm lý găm giữ. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu chốt lời bằng cách bán trái phiếu VND ra và mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài khi lợi tức trái phiếu Chính phủ đã giảm nhanh trong thời gian gần đây và đồng VND có xu hướng mất giá. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần vào sự biến động của tỷ giá và giảm thanh khoản thị trường trong những ngày vừa qua.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ổn định tỷ giá trong một thời gian dài, ông có cho rằng, đây là thời điểm nên điều chỉnh nhẹ?
Tỷ giá ổn định từ đầu năm 2012 cho đến những ngày gần đây đã góp phần rất lớn vào sự ổn định của nền kinh tế và khôi phục niềm tin vào tiền đồng, nhưng cũng có tác động chưa tích cực đối với xuất khẩu, trong khi chúng ta đang rất cần đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, tôi cho rằng, một sự điều chỉnh nhẹ và hợp lý đối với tỷ giá sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, việc tỷ giá đứng yên trong một thời gian dài đã tạo tâm lý ỷ lại của một số DN khi kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục đứng yên trong thời gian tới. Việc để tỷ giá biến động theo cung cầu thị trường sẽ giúp các DN luôn tỉnh táo và tích cực sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như mua/bán kỳ hạn. Mức điều chỉnh, nếu có, không quá 1% là hợp lý nhất.
Mức điều chỉnh tỷ giá như ông dự đoán sẽ tác động như thế nào đến mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối?
Tôi nghĩ mức điều chỉnh tỷ giá như vậy là hợp lý đối với thị trường, vì một mặt sẽ giúp cho cung - cầu trên thị trường gặp nhau, thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn, góp phần ổn định thị trường Mặt khác, sẽ có tác động hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu. Theo tôi, thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND sẽ ổn định quanh mức 1 - 2% trong năm 2013 như Thống đốc đã nói trước đây. Nếu nhìn về mặt cung - cầu thì thật ra cung ngoại tệ đang chiếm ưu thế so với cầu ngoại tệ. Ví dụ, chúng ta nhập siêu khoảng 1,9 tỷ USD, trong khi đó, chỉ riêng nguồn FDI giải ngân đã là 4,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm và theo dự báo thì cuối năm nay cán cân thanh toán của chúng ta sẽ thặng dư khoảng 4 - 5 tỷ USD.
Ông dự đoán thế nào về diễn biến của thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm 2013?
Tỷ giá USD/VND ổn định trong một thời gian dài, nên việc tỷ giá được điều chỉnh theo hướng tăng nhẹ có kiểm soát sẽ có tác động tích cực đối với xuất khẩu. Để tạo dựng sự ổn định trên thị trường cần phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và niềm tin vào tiền VND. NHNN tiếp tục phát huy những thành công trong thời gian qua với những chính sách và động thái can thiệp thị trường kịp thời ổn định tâm lý người dân vì đứng về mặt cung cầu hay thanh khoản thị trường thì thị trường hiện giờ có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu mua bán của tất cả các DN.
Ngoài ra chênh lệch lãi suất VND và USD cũng nên được duy trì ở mức hợp lý để tạo sự hấp dẫn khi đầu tư vào VND. Với chính sách điều hành chặt chẽ và linh hoạt cùng với nguồn lực dự trữ ngoại hối khá dồi dào cho phép NHNN can thiệp khi cần thiết, tôi tin rằng mục tiêu ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN trong năm nay là hoàn toàn khả thi.