Ưu tiên dùng hàng Việt: Lợi ích kép
Trong bối cảnh hàng tồn kho đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất đối với DN thì việc đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" càng có ý nghĩa thiết thực.
Theo Bộ Công thương, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh đã từng bước được tháo gỡ, nhưng lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Trong khi tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp chỉ đạt 4,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2011 (10,7%); thì 8 tháng qua, hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tăng với mức 20,8%. Trong điều kiện sức mua kém, DN không bán được hàng thì khuyến mãi là một trong những giải pháp khá phổ biến của DN để giải quyết hàng tồn, thu hồi vốn. Thực hiện chương trình khuyến mãi, nhiều DN đã chấp nhận không lãi, thậm chí chịu lỗ để có thể tăng tốc độ giảm hàng tồn kho. Bên cạnh đó, DN còn tích cực đưa hàng vào siêu thị, tham gia làm nhãn hàng riêng cho siêu thị; đưa hàng vào hệ thống các chợ truyền thống. Khảo sát mới đây cho thấy, tỷ lệ hàng Việt tại chợ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện khá cao.
Trong đó, nhóm hàng thực phẩm chiếm 90%, hóa mỹ phẩm khoảng 60%, đồ dùng gia đình hơn 50%... Nhiều DN lại triển khai hình thức bán hàng qua mạng để giảm chi phí phân phối, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, hàng hóa của DN còn hứa hẹn được tiêu thụ mạnh qua tháng khuyến mãi (TKM) tại các tỉnh, TP trong tháng 9 này. Tại TP.Hồ Chí Minh,TKM 2012 đã thu hút 750 DN tham gia với khoảng 2.700 điểm bán, tạo nên mùa mua sắm lớn nhất trong năm. Trong những ngày đầu của TKM, sức mua tại nhiều siêu thị đã vượt khá xa so với kỳ vọng của các DN. Tại hệ thống Co.opMart, doanh số sau tuần đầu tiên tăng bình quân 65%. Tại hệ thống LotteMart, lượng khách đến mua sắm đã tăng gấp đôi so với trước đó. Tương tự, ở hệ thống siêu thị BigC, sức mua cũng tăng mạnh ở nhiều ngành hàng. Tại Hà Nội, chương trình khởi động TKM sẽ được tổ chức vào ngày 30-9.
Tính đến ngày 10/9, đã có 510 điểm đăng ký tham gia giảm giá từ 15% trở lên, với ít nhất 30 mặt hàng đang kinh doanh. Có 180 DN đăng ký tham gia Hội chợ vàng khuyến mãi tổ chức trong tháng 11 và có 80 DN đăng ký tham gia Tuần lễ bán hàng khuyến mãi trực tuyến, (tổ chức từ ngày 1 đến ngày 9/11). Từ nay đến cuối năm Hà Nội cũng còn tổ chức nhiều hoạt động kích cầu thị trường nội địa qua các DN, mạng lưới siêu thị trên địa bàn, đẩy mạnh vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tiếp tục tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, xây dựng các kênh tiêu thụ hàng hóa ở các khu công nghiệp và vùng nông thôn. Thành phố cũng sẽ triển khai kế hoạch liên kết tiêu thụ sản phẩm hai chiều giữa Hà Nội và các tỉnh khác. Kế hoạch này được tuyên truyền mạnh và đi kèm là cơ chế hỗ trợ DN tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, tạo lập hệ thống phân phối; cung cấp thông tin cho DN về nguồn hàng, giá thành, cung - cầu thị trường… trên các trang tin của tỉnh, TP. Không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm, xu hướng này còn thể hiện tinh thần liên kết, tương trợ nhau giữa các DN trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn như hiện nay.
Thực tế cho thấy, sự quan tâm tin dùng vào hàng hóa Việt Nam của người tiêu dùng là động lực để các DN không ngừng đổi mới, giữ vững vị trí mà mình đã tạo lập. Tuy nhiên, để có được sự tin tưởng của người tiêu dùng, các DN Việt cần tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa, mang cho người dân sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Ngoài ra, Nhà nước cần thiết lập hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng nội; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; cập nhật danh mục thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được để DN ưu tiên trong mua sắm, đấu thầu; có cơ chế khuyến khích DN đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu Việt...
Trong đó, nhóm hàng thực phẩm chiếm 90%, hóa mỹ phẩm khoảng 60%, đồ dùng gia đình hơn 50%... Nhiều DN lại triển khai hình thức bán hàng qua mạng để giảm chi phí phân phối, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, hàng hóa của DN còn hứa hẹn được tiêu thụ mạnh qua tháng khuyến mãi (TKM) tại các tỉnh, TP trong tháng 9 này. Tại TP.Hồ Chí Minh,TKM 2012 đã thu hút 750 DN tham gia với khoảng 2.700 điểm bán, tạo nên mùa mua sắm lớn nhất trong năm. Trong những ngày đầu của TKM, sức mua tại nhiều siêu thị đã vượt khá xa so với kỳ vọng của các DN. Tại hệ thống Co.opMart, doanh số sau tuần đầu tiên tăng bình quân 65%. Tại hệ thống LotteMart, lượng khách đến mua sắm đã tăng gấp đôi so với trước đó. Tương tự, ở hệ thống siêu thị BigC, sức mua cũng tăng mạnh ở nhiều ngành hàng. Tại Hà Nội, chương trình khởi động TKM sẽ được tổ chức vào ngày 30-9.
Tính đến ngày 10/9, đã có 510 điểm đăng ký tham gia giảm giá từ 15% trở lên, với ít nhất 30 mặt hàng đang kinh doanh. Có 180 DN đăng ký tham gia Hội chợ vàng khuyến mãi tổ chức trong tháng 11 và có 80 DN đăng ký tham gia Tuần lễ bán hàng khuyến mãi trực tuyến, (tổ chức từ ngày 1 đến ngày 9/11). Từ nay đến cuối năm Hà Nội cũng còn tổ chức nhiều hoạt động kích cầu thị trường nội địa qua các DN, mạng lưới siêu thị trên địa bàn, đẩy mạnh vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tiếp tục tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, xây dựng các kênh tiêu thụ hàng hóa ở các khu công nghiệp và vùng nông thôn. Thành phố cũng sẽ triển khai kế hoạch liên kết tiêu thụ sản phẩm hai chiều giữa Hà Nội và các tỉnh khác. Kế hoạch này được tuyên truyền mạnh và đi kèm là cơ chế hỗ trợ DN tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, tạo lập hệ thống phân phối; cung cấp thông tin cho DN về nguồn hàng, giá thành, cung - cầu thị trường… trên các trang tin của tỉnh, TP. Không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm, xu hướng này còn thể hiện tinh thần liên kết, tương trợ nhau giữa các DN trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn như hiện nay.
Thực tế cho thấy, sự quan tâm tin dùng vào hàng hóa Việt Nam của người tiêu dùng là động lực để các DN không ngừng đổi mới, giữ vững vị trí mà mình đã tạo lập. Tuy nhiên, để có được sự tin tưởng của người tiêu dùng, các DN Việt cần tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa, mang cho người dân sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Ngoài ra, Nhà nước cần thiết lập hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng nội; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; cập nhật danh mục thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được để DN ưu tiên trong mua sắm, đấu thầu; có cơ chế khuyến khích DN đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu Việt...