Vì sao nhà thu nhập thấp đắt hơn nhà thương mại?
(Tài chính) Hưởng nhiều chính sách về đất, thuế, vốn nhưng nhà thu nhập thấp (TNT) ở Hà Nội hiện nay giá lại cao hơn nhà thương mại trên địa bàn thành phố.
Trái ngược với tình trạng giảm giá chung cư thương mại 2 - 3 năm nay vì bất động sản đóng băng, nhà TNT lại tăng giá bất ngờ. Cách đây 2 năm, dự án nhà TNT ở Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) có giá hơn 13 triệu đồng/m2 khiến nhiều người mua nhà băn khoăn vì cùng thời điểm đó, giá nhà thương mại cùng khu vực giảm bằng mức giá này.
Thậm chí dự án Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) có giá 10 triệu đồng/m2 (thấp hơn nhà TNT 3 triệu đồng/m2) làm nhiều người mua nhà sẵn sàng thanh lý hợp đồng để mua nhà thương mại.
Hiện, nhiều dự án TNT có giá cao hơn nhà thương mại từ 3 - 6 triệu đồng/m2 (Dự án TNT tại 143 Trần Phú - Hà Đông do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư có giá tạm tính hơn 16 triệu đồng/m2).
Nếu so sánh vị trí và giá cả của dự án này với một số dự án khác cùng khu vực có thể nhận thấy nhà TNT không rẻ (cùng khu vực này, dự án chung cư Viện 103 Văn Quán đang được rao bán trên thị trường từ 13,9 - 14,5 triệu đồng/m2)...
Trong khi đó, giá nhà TNT hiện nay mới chỉ tạm tính, phải chờ quyết toán xong mới có giá chính xác.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản lý giải: Mặc dù dự án nhà TNT được nhà nước hỗ trợ, nhưng đất đai của doanh nghiệp. Nhà ở thương mại ở xa, giá rẻ hơn nhà TNT gần trung tâm.
Nhà nước không thu tiền đất, nhưng doanh nghiệp phải đi mua của dân, làm hạ tầng. Ông Hà cũng cho rằng, giá nhà TNT cao hơn nhà thương mại còn do chất lượng và mức độ hoàn thiện ngôi nhà. Nhà TNT được trang bị nội thất, có thang máy, tủ bếp... thì giá bán sẽ cao hơn.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nên bỏ chính sách xây nhà TNT và bỏ từ “nhà thu nhập thấp” do khái niệm chưa rõ ràng để doanh nghiệp xây nhà giá rẻ rồi cho những gia đình thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi.
Thậm chí dự án Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) có giá 10 triệu đồng/m2 (thấp hơn nhà TNT 3 triệu đồng/m2) làm nhiều người mua nhà sẵn sàng thanh lý hợp đồng để mua nhà thương mại.
Hiện, nhiều dự án TNT có giá cao hơn nhà thương mại từ 3 - 6 triệu đồng/m2 (Dự án TNT tại 143 Trần Phú - Hà Đông do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư có giá tạm tính hơn 16 triệu đồng/m2).
Nếu so sánh vị trí và giá cả của dự án này với một số dự án khác cùng khu vực có thể nhận thấy nhà TNT không rẻ (cùng khu vực này, dự án chung cư Viện 103 Văn Quán đang được rao bán trên thị trường từ 13,9 - 14,5 triệu đồng/m2)...
Trong khi đó, giá nhà TNT hiện nay mới chỉ tạm tính, phải chờ quyết toán xong mới có giá chính xác.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản lý giải: Mặc dù dự án nhà TNT được nhà nước hỗ trợ, nhưng đất đai của doanh nghiệp. Nhà ở thương mại ở xa, giá rẻ hơn nhà TNT gần trung tâm.
Nhà nước không thu tiền đất, nhưng doanh nghiệp phải đi mua của dân, làm hạ tầng. Ông Hà cũng cho rằng, giá nhà TNT cao hơn nhà thương mại còn do chất lượng và mức độ hoàn thiện ngôi nhà. Nhà TNT được trang bị nội thất, có thang máy, tủ bếp... thì giá bán sẽ cao hơn.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nên bỏ chính sách xây nhà TNT và bỏ từ “nhà thu nhập thấp” do khái niệm chưa rõ ràng để doanh nghiệp xây nhà giá rẻ rồi cho những gia đình thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi.