5 câu chuyện kinh tế của năm 2015
(Tài chính) Kinh tế vẫn luôn là một chủ đề được quan tâm bậc nhất đối vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường nhật của người dân. Cứ mỗi năm qua, các nhà phân tích lại ngồi xuống và phán đoán điều gì sẽ là quan trọng đối với kinh tế trong năm mới. Dưới đây là 5 câu hỏi đáng được theo dõi nhất trong năm 2015.
Câu hỏi tiếp theo mà nhiều người quan tâm là điều gì sẽ xảy ra với châu Âu? Cách đây một năm, điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nợ và tiền tệ tồi tệ nhất châu Âu tưởng chừng như đã qua. Nhưng tình hình hiện nay cho thấy dường như không phải như vậy. Hy Lạp đang bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 25.1 tới với khả năng thắng cử cao của đảng Syriza cánh tả. Đảng này theo chủ trương chấm dứt các chính sách thắt lưng buộc bụng của đảng Tân Dân chủ trung hữu cầm quyền. Như vậy nếu Syriza giành chiến thắng và không thanh toán được một số khoản nợ thì khả năng này này có thể lan tỏa sang các nước con nợ khác như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Lãi suất tăng sẽ khiến họ càng trở nên khó khăn trong việc trả nợ. Như vậy cuộc khủng hoảng nợ lại có thể lan rộng ở châu Âu.
Liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thực sự đúng là câu hỏi tiếp theo mà nhiều người thắc mắc. Kể từ cuối năm 2008, FED đã neo giữ lãi suất ngắn hạn chuẩn gần như bằng không. Với nền kinh tế đang được củng cố và tỷ lệ thất nghiệp đang giảm xuống dưới 6%, áp lực tăng lãi suất về mức bình thường đang tăng lên.
Đối với FED, điều đó có thể gây một số vấn đề trong thực tế. FED không muốn tăng lãi suất quá nhanh vì sợ phá vỡ quá trình phục hồi kinh tế. Nhưng thậm chí ngay cả khi FED tiến hành thận trọng, các nhà đầu tư cá nhân cũng sẽ cảm thấy thất vọng. Điều quan trọng nhất hiện nay là lãi suất dài hạn đối với các khoản thế chấp nhà và trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn lãi suất nói trên nằm ngoài tầm kiểm soát của FED. Nếu các nhà đầu tư tư nhân phản ứng lại bằng việc kêu gọi tăng những lãi suất kiểu này, quá trình phục hồi kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Mà kinh tế Mỹ luôn có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế toàn cầu nên nếu chú Sam hắt hơi, cả thế giới có thể cảm lạnh.
Câu hỏi tiếp theo cũng hết sức quan trọng: lương có vượt lên khỏi giá cả hay không? Đối với hầu hết các đợt phục hồi, tiền lương nói chung ở mức ngang bằng với giá, tăng khoảng 2% tỷ lệ hàng năm. Kết quả là, nhiều người lao động thực tế không phải được tăng lương nếu tính đến yếu tố lạm phát. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã thay đổi. Khi thị trường lao động được thắt chặt, người sử dụng lao động buộc phải trả tiền nhiều hơn để giữ chân những nhân công giỏi và kinh nghiệm nhất. Trong khi đó, giá dầu giảm, ít nhất tạm thời trong giai đoạn này, có thể giúp giảm lạm phát. Hai yếu tố đó cộng lại khiến cho người lao động thực sự được tăng lương. Điều này sẽ thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, tăng sự tự tin và củng cố quá trình phục hồi kinh tế.
Câu hỏi cuối cùng có liên quan đến Trung Quốc, quốc gia vẫn luôn dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế. Câu hỏi đặt ra trong năm 2015 là liệu Trung Quốc có còn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hay không?
Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của đất nước gấu trúc là gần 10%, nhờ vào các khoản đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng cũng như thặng dư thương mại khổng lồ. Tuy nhiên, điều này không bền vững và việc dựa nhiều hơn vào chi tiêu tiêu dùng là nguyên nhân khiến Trung Quốc buộc phải hạ thấp mục tiêu tăng trưởng xuống còn 7,5%.
Ngay cả mức 7,5% cũng có thể là quá tham vọng. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức nợ của Trung Quốc đã bùng nổ khi một loạt các khoản vay phải phân phối tự do để tránh khủng hoảng. Giờ đây, đất nước gấu trúc không còn phụ thuộc nhiều vào tiền vay, nhưng một cuộc suy thoái có thể gây ra hậu quả rộng. Những nước sản xuất hàng hóa có thể phải chịu trận bởi Trung Quốc thường là khách hàng lớn nhất của họ. Trong trường hợp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu bằng việc cho phép đồng nhân dân tệ giảm giá, chiến tranh thương mại có thể sẽ được tăng cường.