6 dấu hiệu nhận biết smartphone của bạn có thể đang bị hack và cách phòng ngừa
Điện thoại thông minh là thiết bị cá nhân nhưng nó vẫn có thể bị hack, bị người khác chiếm quyền kiểm soát từ xa.
Điện thoại thông minh của bạn có thể bị hack bất cứ lúc nào mà bạn không biết. Nhưng bạn đừng lo lắng, chúng ta có thể phòng tránh nguy cơ bị hack.
Trước tiên, chúng ta cần biết nguyên nhân điện thoại thông minh bị hack đến từ đâu:
- Các ứng dụng gián điệp như Spy Phone App, Spyzie hoặc Spyera cho phép hacker nhanh chóng thâu tóm điện thoại của bạn.
- Thông qua mạng Wi-Fi không mật khẩu trong quán cà phê hoặc sân bay. Dùng Wi-Fi công cộng nghĩa là bạn đã chia sẻ tất cả lưu lượng truy cập của mình với mọi người xung quanh.
- Khi sạc điện thoại qua cổng USB lạ (kể cả trong máy bay hoặc ô tô) là tất cả dữ liệu của bạn sẽ bị truyền đi mà bạn không biết.
- Khi bạn nhận được tin nhắn SMS lừa đảo có đường link nói rằng đó là: bảng sao kê ngân hàng, chuyển tiền hoặc ảnh của bạn. Nên bạn ấn vào nó, tải xuống. Như vậy là bạn đã để lộ tất cả dữ liệu điện thoại của bạn cho tin tặc.
- Phần lớn các trạm điện thoại trên toàn thế giới sử dụng hệ thống tín hiệu SS7 nên tin tặc có thể đọc tin nhắn, nghe lén điện thoại của bạn và theo dõi vị trí điện thoại. Nhưng nếu bạn không phải là người nổi tiếng thì không đáng lo ngại.
6 dấu hiệu nhận biết điện thoại bị hack
- Điện thoại của bạn đột nhiên hết pin rất nhanh. Có thể do ứng dụng lạ chạy ngầm bên trong điện thoại của bạn.
- Điện thoại của bạn nóng lên, ngay cả khi bạn không gọi hay sử dụng nó. Đây là dấu hiệu nữa cho thấy có ứng dụng lạ đang chạy ngầm.
- Điện thoại của bạn tự khởi động lại, tắt máy, quay số hoặc khởi động ứng dụng. Nếu nó không phải là sự cố hệ thống thì là do có người điều khiển nó từ xa.
- Số điện thoại lạ trong mục "Cuộc gọi gần đây" của bạn.
- Bạn không thể tắt điện thoại. Nó tự mở các ứng dụng khác nhau, tăng ánh sáng, v.v.
- Có tiếng ồn hoặc tiếng vang trong các cuộc gọi mà bạn không biết từ đâu.
8 cách ngăn ngừa nguy cơ bị hack, bảo vệ điện thoại
- Nếu bạn nhận được tin nhắn có đường link mà không thấy URL đầy đủ thì đừng mở nó.
- Nếu bạn sạc điện thoại qua máy tính lạ, khi được kết nối, hãy chọn Sạc 1 lần.
- Không sử dụng chức năng ghi nhớ mật khẩu.
- Tắt tự động kết nối Wi-Fi công cộng, mà chọn chủ động mở khi cần dùng.
- Tránh các mạng có tên đáng ngờ liên quan đến miễn phí. Chọn dùng mạng có mật khẩu ở quán xá.
- Đừng mua hàng trực tuyến hoặc chuyển tiền bằng mạng Wi-Fi công cộng.
- Nếu bạn sử dụng điện thoại Android, hãy cài đặt ứng dụng chống vi-rút đáng tin cậy.
- Nên cài mật khẩu vào điện thoại.