Ảnh hưởng của ngành Công nghiệp thời trang tới môi trường toàn cầu
Nhu cầu về thời trang và quần áo trên toàn cầu tăng với tốc độ chưa từng có đến mức ngành công nghiệp thời trang hiện chiếm tới 10% lượng khí thải carbon toàn cầu, trở thành một trong những vấn đề ngành gây ra ô nhiễm môi trường lớn nhất hiện nay.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, chỉ riêng thời trang đã tạo ra nhiều khí thải nhà kính hơn cả ngành Hàng không và Vận tải cộng lại, và gần 20% nước thải toàn cầu, tương đương khoảng 93 tỷ mét khối từ hoạt động nhuộm dệt.
Hơn nữa, thế giới ít nhất đã tạo ra khoảng 92 triệu tấn rác thải dệt may mỗi năm và con số đó dự kiến sẽ tăng lên tới 134 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030. Quần áo thải bỏ và rác thải dệt may, hầu hết không thể phân hủy sinh học, sẽ kết thúc trong các bãi chôn lấp, trong khi vi nhựa từ các vật liệu quần áo như polyester, nylon, polyamit, acrylic và các vật liệu tổng hợp khác, được thấm vào đất và các nguồn nước gần đó và rất khó tiêu hủy.
Một lượng lớn hàng dệt may cũng được thải ra ở các nước kém phát triển như Atacama của Chile, sa mạc khô cằn nhất thế giới, nơi có ít nhất 39.000 tấn chất thải dệt may từ các quốc gia khác bị bỏ lại đó để mục nát. Vấn đề đang trở nên trầm trọng hơn do mô hình kinh doanh thời trang nhanh ngày càng mở rộng, trong đó các công ty dựa vào việc sản xuất quần áo chất lượng thấp với giá rẻ và nhanh chóng để đáp ứng các xu hướng mới nhất và mới nhất.
Tại thủ đô Accra, Ghana - một nước tại Châu Phi (một phần của sa mạc Atacama) có bãi rác khổng lồ, trong đó 60% trong bãi rác này là quần áo và được mệnh danh là “bãi rác quần áo của thế giới”. Mỗi tuần nơi đây nhận được 15 triệu chiếc quần áo cũ, trong đó có cả đồ từ thiện từ khắp nơi trên thế giới gửi về và 40% trong số đó có chất liệu kém bị đem vứt ra các bãi rác. Mỗi năm có đến khoảng 39 nghìn tấn quần áo bị thải bỏ được tập kết ở sa mạc này .Chile từ lâu đã là một trung tâm tập trung quần áo cũ và không bán được. Những bộ quần áo này được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Bangladesh, sau đó được vận chuyển đến châu Âu, châu Á hoặc Mỹ trước khi đến Chile, nơi những mặt hàng này được bán lại trên khắp châu Mỹ La tinh. Ước tính, mỗi năm có khoảng 59.000 tấn quần áo cập cảng Iquique ở thành phố Alto Hospicio, miền Bắc Chile.
Hiến chương Công nghiệp Thời trang của Liên Hợp Quốc về Hành động Khí hậu cho thấy các công ty dệt may và thời trang ký kết cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thì phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới vẫn chưa giải quyết được vai trò của họ trong biến đổi khí hậu.
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thời trang nói chung và thời trang nhanh nói riêng đã tàn phá môi trường theo rất nhiều cách. Công nghiệp thời trang được xem là ngành gây ô nhiễm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau ngành dầu mỏ. Nó chiếm 8-10% lượng khí thải carbon toàn cầu do năng lượng được sử dụng trong sản xuất, chế tạo và vận chuyển .
Vấn đề đặt ra lúc này là rất cần sự thay đổi ở cấp độ vĩ mô của ngành Công nghiệp thời trang, trước tiên có thể bắt đầu từ các nhà bán lẻ với giải pháp tìm nguồn nguyên liệu bền vững và khử carbon trong chuỗi cung ứng của mình. Một loạt các giải pháp cụ thể được đưa ra như: chuyển sang các loại vải có thể tái chế như bông hoặc những loại tiêu thụ ít nước hơn như vải lanh; nên bắt đầu sử dụng sợi tự nhiên hoặc bán tổng hợp để giảm thiểu chất thải dệt may; cần có giờ làm việc tối ưu, điều kiện làm việc lành mạnh và không gian an toàn cho người lao động; các thương hiệu thời trang cần cam kết chuyển sang thương hiệu bền vững; tái chế hoặc quyên góp quần áo thay vì bỏ chúng vào thùng rác.