Bất động sản tiếp tục thu hút các nhà đầu tư "ngoại"

Theo dantri.com.vn

(Tài chính) Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2014, bất động sản tiếp tục vị trí thứ hai trong số các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2014 tăng gần gấp 3 lần năm trước.

 Bất động sản tiếp tục thu hút các nhà đầu tư "ngoại"
Thành phố vườn Tokyu Bình Dương trong tương lai. Nguồn: internet
Theo lời nhận xét của ông Nakata Yasuyuki, Tổng giám đốc công ty TNHH Becamex Tokyu, công ty liên doanh Nhật Bản và Việt Nam đang đầu tư bất động sản tại Bình Dương: thị trường bất động sản Việt Nam đang sở hữu những ưu thế nhất định so với các nước khác trong khu vực như nhu cầu nhà ở hiện nay của người dân còn rất lớn, dân số trẻ, kinh tế tăng trưởng ổn định… là những lý do quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh đó những thay đổi về chính sách, đặc biệt là mở cửa cho người nước ngoài mua nhà sẽ ngày càng thu hút dòng vốn FDI đầu tư vào bất động sản.

Trong năm qua, các tập đoàn đến từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông là những nhà đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư nhiều nhất vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Tính lũy kế đến 15/12/2014, các nhà đầu tư Singapore có 1.351 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 32,7 tỷ USD. Riêng lĩnh vực bất động sản có 74 dự án và 9,9 tỷ USD vốn đầu tư.

Năm 2014, Hàn Quốc có 4.110 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại nước ta, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 37,23 tỷ USD, Trong đó lĩnh vực xây dựng có 562 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 14% số dự án và 6% tổng vốn đầu tư đăng ký)....

Trong vòng 3 năm trở lại đây, thị trường bất động sản Việt Nam cũng chào đón sự đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư Nhật Bản với nguồn vốn đầu tư tương đối lớn.

Gần đây nhất, ở phân khúc văn phòng, Tập đoàn Daibiru của Nhật Bản mua lại phần văn phòng tòa nhà Corner Stone từ VIBank với giá trị 60,1 triệu USD. Cũng trong quý III năm 2014, một tập đoàn khác của Nhật Bản là Creed Group ký kết hợp tác với công ty cổ phân đầu tư Năm Bảy Bảy một số dự án tại thành phố Hồ Chí Minh, giá trị đầu tư các dự án này được cho là hơn 85 triệu USD.

Một công ty lớn khác đến từ Nhật Bản là Tập đoàn Tokyu (một trong những tập đoàn kinh tế lớn và lâu đời của Nhật Bản được thành lập vào năm 1922) cũng đã đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam từ năm 2012. Với kinh nghiệm sẵn có, Tập đoàn Tokyu đã thực hiện bước đột phá xuất khẩu công nghệ phát triển đô thị Nhật Bản vào Việt Nam.

Tokyu đã liên doanh với Tổng công ty Becamex IDC thành lập công ty Becamex Tokyu, đầu tư mạnh mẽ để phát triển dự án Thành phố vườn Tokyu Bình Dương.

Thành phố vườn Tokyu Bình Dương tọa lạc tại Thành phố nới Bình Dương có diện tích hơn 110 ha đã được động thổ vào tháng 3/2012 với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD. Sau khi hoàn thành dự kiến sẽ có hơn 10.000 căn hộ, các khu thương mại, dịch vụ, văn phòng.

Mục tiêu được đặt ra là xây dựng và phát triển Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương theo mô hình “Thành phố vườn Tokyu Tama”, dự án này được bắt đầu từ năm 1953 với chỉ khoảng 10,000 dân, giờ là khu đô thị hiện đại với 600.000 người sinh sống, trở thành khu đô thị kiểu mẫu được yêu thích nhất tại Nhật Bản.

Với dự án Thành phố vườn Tokyu Bình Dương, Becamex Tokyu không chỉ hướng đến việc xây dựng bất động sản mà còn chú trọng đến phát triển một môi trường môi trường xinh đẹp, thân thiện, cung cấp nhiều tiện ích có giá trị cho toàn Thành Phố Mới Bình Dương. Chính vì vậy công ty này còn đầu tư vào các lĩnh khác như là: thương mại, hệ thống xe buýt, công nghệ thông tin truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, v.v...

Các chuyên gia cho rằng những thay đổi về cơ chế chính sách như mở cửa cho người nước ngoài mua nhà cùng với việc các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng tỉ đô xây dựng các khu đô thị sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.

Tập đoàn Tokyu là một trong những tập đoàn kinh tế lớn và lâu đời của Nhật Bản được thành lập vào năm 1922. Đến tháng 3 năm 2014, Tập đoàn Tokyu hiện có 220 công ty và 8 pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực như đường sắt, giao thông vận tải, hệ thống bán lẻ, văn hóa, giáo dục…và nổi bật nhất là lĩnh vực phát triển đô thị.