Bế tắc thương vụ bán TikTok tại Mỹ

Theo Lê Anh/nhadautu.vn

Thỏa thuận tái cơ cấu quyền sở hữu ứng dụng TikTok tại Mỹ đang gây nhiều tranh cãi khi các bên liên quan đưa ra những thông tin trái ngược nhau. Trong khi, Bytedance muốn năm giữ phần lớn cổ phần của TikTok tại Mỹ thì Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết phản đối phương án này.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bán mình hoặc bị khai tử

Ứng dụng mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), hiện đang có khoảng từ 65 triệu tới 80 triệu người sử dụng ở Mỹ. Ứng dụng này đã đạt tới 175 triệu lượt tải ở Mỹ và hơn 1 tỷ lượt tải trên toàn thế giới trong năm 2019. Theo công ty phân tích ứng dụng di động Sensor Tower, tính đến tháng 4/2020, TikTok đã trở thành ứng dụng có doanh thu cao nhất trên toàn cầu, trong đó có tới 86.6% doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc, 8.2% đến từ thị trường Mỹ.

Tuy TikTok đã phát triển mạnh mẽ ở thị trường quốc tế nhưng thời gian qua đã lọt vào “tầm ngắm” của giới chức Mỹ với lý do quan ngại về an ninh quốc gia. Ngày 15/8, Tổng thống Trump yêu cầu trong vòng 90 ngày, ByteDance phải chuyển nhượng các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Cũng trong tháng 8/2020, ông Trump đưa ra một lệnh hành pháp nêu rõ mọi thỏa thuận mua bán với ByteDance nếu không đạt được vào ngày 20/9, TikTok sẽ phải dừng mọi hoạt động tại Mỹ.

Oracle vượt qua Microsoft để thâu tóm TikTok

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/9 tuyên bố ông đồng ý thỏa thuận cho Oracle mua lại hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Trước đó, Microsoft vốn là công ty đầu tiên công bố ý định mua lại TikTok sau khi ông Trump đe dọa cấm cửa ứng dụng này.

Oracle hiện nằm trong top 3 công ty sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới cùng với Microsoft và IBM. Giá trị thị trường của Oracle được ước tính khoảng 169,33 tỷ USD. Hãng công nghệ này đã hợp tác tốt đẹp với chính phủ Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, trong đó có cơ quan an ninh quốc gia. Theo thỏa thuận, ByteDance, công ty phat triên phân mêm Oracle, và “đai gia” ban le Mỹ Walmart sẽ thành lập công ty mới có tên là TikTok Global.

Công ty mới này sẽ đảm nhận các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Trong đó, Oracle sẽ trở thành nhà cung cấp công nghệ chịu trách nhiệm lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng Mỹ, đông thơi bảo mật các hệ thống máy tính liên quan để đap ưng toan bô các yêu cầu an ninh quốc gia My. Còn Wallmart sẽ trở thành đối tác thương mại của Tiktok.

Đại diện của TikTok cho biết đề xuất hơp tac giưa 3 công ty này sẽ giải quyết các lo ngại về an ninh của chính phu My, cung như các câu hỏi xung quanh tương lai của TikTok tại nước nay. Theo ông Trump, TikTok Global có thể sẽ có trụ sở chính tại bang Texas và dự kiến thuê 25.000 người.

Trong thông báo ngày 20/9, ByteDance cho biết TikTok Global sẽ tiến hành một đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) để nâng cao cơ cấu quản trị doanh nghiệp. ByteDance đồng thời nhấn mạnh TikTok Global sẽ tiến hành một đợt huy động vốn trước khi diễn ra đợt IPO sắp tới để ByteDance nắm giữ 80% cổ phần trong công ty này.

Ngoài ra, theo ByteDance, ban giám đốc TikTok Global dự kiến gồm 5 người, trong đó có nhà sáng lập ByteDance Zhang Yiming, CEO của Walmart Doug McMillon và các lãnh đạo hiện tại của ByteDance.

Thêm một điểm đáng chú ý, ByteDance khẳng định TikTok Global không liên quan đến bất kỳ việc chuyển giao thuật toán hoặc công nghệ nào. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Trump cho biết ông không chấp nhận phương án ByteDance tiếp tục nắm quyền kiểm soát các hoạt động của TikTok tại Mỹ. “Oracle và Walmart sẽ nắm toàn quyền kiểm soát, họ sẽ sở hữu cổ phần điều hành. Nếu chúng tôi phát hiện họ không nắm toàn quyền kiểm soát, chúng tôi sẽ không phê duyệt thỏa thuận đó”, ông Trump nhấn mạnh.

TikTok thoát lệnh cấm của ông Trump ngay trước ‘giờ G’

Bộ Thương mại Mỹ ngày 18/9 thông báo mọi động thái phân phối hoặc duy trì TikTok trên các cửa hàng ứng dụng trực tuyến sẽ bị cấm từ ngày 20/9 với cáo buộc các ứng dụng này “đe dọa an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ”. Ngoài ra, việc lưu trữ hoặc chuyển lưu lượng truy cập Internet liên quan đến TikTok sẽ bị cấm từ ngày 12/11.

Điều này đồng nghĩa TikTok sẽ bị “cấm cửa” trên AppStore, Google Play hay bất cứ nhà cung cấp ứng dụng nào trên các nền tảng “có thể tiếp cận từ Mỹ”. Các công ty Mỹ cũng sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ và lưu trữ internet cho hai ứng dụng này. Tuy nhiên sau đó lệnh cấm với TikTok đã bị Bộ Thương mại Mỹ trì hoãn một tuần, nghĩa là tới ngày 27/9, sau khi các bên nhất trí hướng tới một thỏa thuận tái cơ cấu theo yêu cầu của ông Trump.

Ngay trước thời điểm quy định này có hiệu lực vào lúc 23h59 ngày 27/9 (theo giờ Mỹ), Thẩm phán Tòa án Liên bang Quận Columbia Carl Nicholas ra phán quyết tạm thời dừng lệnh cấm tải xuống TikTok, đồng nghĩa TikTok có thể hoạt động mà không bị gián đoạn ít nhất cho đến khi diễn ra phiên tòa đầy đủ.

Phán quyết được đưa ra sau khi TikTok đệ đơn yêu cầu thẩm phán ra một phán quyết sơ bộ chặn quy định mới của Bộ Thương mại Mỹ. TikTok cho biết lệnh cấm ứng dụng nếu được thi hành sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho công ty.

Tại phiên tòa, các luật sư của TikTok lập luận rằng lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Trump đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và thủ tục tố tụng. Họ nhấn mạnh rằng không có bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh các tuyên bố về rủi ro an ninh quốc gia của ông Trump và cáo buộc Tổng thống Mỹ hành động vì động cơ chính trị để hỗ trợ chiến dịch tranh cử. Họ cũng cho rằng lệnh cấm là không cần thiết vì các cuộc đàm phán đã được tiến hành để cơ cấu lại quyền sở hữu TikTok nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia mà chính quyền đưa ra. Trong một tuyên bố, TikTok cho biết họ hài lòng với quyết định này và hứa sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.

Thẩm phán Mỹ cảnh báo khả năng Tổng thống Trump vi hiến

Ông Nichols ngày 28/9 cho rằng Tổng thống Trump có thể phạm luật khi ban hành lệnh cấm TikTok. Cụ thể, Thẩm phán Nichols chỉ ra rằng các lệnh cấm đối với ứng dụng TikTok “có thể vượt quá giới hạn hợp pháp” của Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp quốc tế (IEEPA), vốn được viện dẫn để biện minh cho lệnh cấm này.

Đạo luật này cho phép tổng thống được quyền phong tỏa tài sản nước ngoài ở Mỹ, cấm vận thương mại và tiến hành các biện pháp cần thiết khác để đối phó với những đe dọa bất thường hoặc đặc biệt đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại hoặc những lợi ích kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, luật này không cho phép tổng thống có quyền cấm các thông tin trao đổi cá nhân “không có giá trị”.

Ông Nichols lưu ý những bài đăng trên TikTok mang tính chất thông tin. Hơn 100 triệu người Mỹ hiện dùng TikTok để chia sẻ phim, ảnh, tin tức và hoạt động nghệ thuật.

Mới đây, trong tuyên bố đưa ra ngày 28/9, đại diện của TikTok cho biết công ty này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đối thoại với giới chức Mỹ để biến đề xuất, đã được ông Trump phê duyệt sơ bộ, thành một thỏa thuận. Tuy nhiên, vấn đề trở nên phức tạp hơn khi Trung Quốc vẫn chưa công bố có cấp phép cho Bytedance đưa các thuật toán của TikTok vào bất kỳ thỏa thuận nào hay không. Nếu Bắc Kinh từ chối phương án này, các thương vụ mua bán khó có thể thành công.