Bộ trưởng Bộ KH&ĐT khai hỏa và những lon Coca Cola có hương vị... xấu hổ
Khi làn sóng đòi tẩy chay Coca Cola đã có vẻ nguội đi trên các mạng xã hội Việt Nam vì gặp phải "bức tường im lặng" của ông lớn này, thì Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lại chính thức khai hỏa.
Bộ trưởng khẳng định: Động thái né đóng thuế cho Việt Nam thông qua việc chuyển giá của hai ông lớn Coca Cola và Adidas, đã làm xấu đi hình ảnh của 14.500 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại dải đất hình chữ S.
19 năm sống ở Việt Nam, dùng cả ngàn tấn tài nguyên và nhân công giá rẻ của Việt Nam, khiến hàng chục triệu người Việt Nam móc ví tiêu thụ sản phẩm, nhưng đổi lại Cola Cola đã đóng góp được những gì cho đất nước nghèo khó này ngoài việc chi hàng tấn tiền đánh bóng thương hiệu của chính mình?
Ngạn ngữ Mỹ (quê hương của Coca Cola) có câu: "Tiền bạc, đó là cái biển không đáy. Trong đó tất cả danh dự và sự thật đều bị nhấn chìm". Hẳn nhiên Coca Cola rất nhiều tiền, nhưng đối với hàng triệu người Việt Nam, danh dự và sự thật của ông lớn này sẽ "cân" được mấy lạng?
Dù đã mở tới 50 cửa hàng hoành tráng ở Việt Nam, nhưng chỉ thấy Adidas mua bán lòng vòng để hốt tối đa kim tiền về đại bản doanh ở xứ sở hoa tuy líp
Danh họa Van Gogh (đồng hương Hà Lan của "ngài" Adidas) đã nói rằng: "Lương tâm là la bàn của con người". Nếu coi Adidas là một "ông lớn", thì phần lương tâm ở Việt Nam của ông này đang đi vắng. Thiếu la bàn lương tâm, Adidas sẽ mất phương hướng trong tiến trình trở thành "một người bạn bền vững" của dân Việt.
Có chuyên gia kinh tế đã phải đau đớn thốt lên rằng: Pháp luật hầu như không thể khép tội việc chuyển giá như của Coca Cola và Adidas, vì đó là một chu trình khép kín cực kỳ tinh vi giữa tập đoàn mẹ ở nước ngoài và công ty con ở các nước khác.
Nhưng trong một thế giới phẳng - thế giới mà ý kiến và sự bất bình của mọi người dân đều có thể trở thành vũ khí lợi hại lan tỏa trên các mạng xã hội - thì những doanh nghiệp "thiếu trách nhiệm", dù không dính pháp luật, vẫn phải chịu những "hình phạt" nặng nề nhất.
Nhiều khách hàng Mỹ và phương Tây đã tẩy chay hàng hoá có giá cả hấp dẫn xuất xứ từ Bangladesh, chỉ vì nước này để xảy ra quá nhiều tai nạn lao động trong sản xuất. Những người tiêu dùng thông thái ấy đã gián tiếp buộc các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với sức khỏe, tính mạng của công nhân phải trả giá.
Dù còn nghèo khó, nhưng người Việt ghét nhất là sự tham lam. Họ dạy nhau truyền đời: "Lộc bất tận hưởng" bởi vì "tham thì thâm". Hàng chục triệu người tiêu dùng Việt hoàn toàn có thể dạy cho những kẻ chỉ biết bòn rút tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội của đất nước này, những bài học thích đáng.
Khi mỗi lon Coca Cola còn chưa biết tỏa ra hương vị xấu hổ, khi mỗi chiếc giày Adidas còn chưa biết góp phần nâng niu những bước chân Việt, khi ấy người tiêu dùng Việt sẽ vẫn phải sử dụng quyền năng thượng đế của mình để bày tỏ thái độ thẳng thắn như bộ trưởng Bùi Quang Vinh và sẵn sàng nói không với những sản phẩm vô cảm ấy.
19 năm sống ở Việt Nam, dùng cả ngàn tấn tài nguyên và nhân công giá rẻ của Việt Nam, khiến hàng chục triệu người Việt Nam móc ví tiêu thụ sản phẩm, nhưng đổi lại Cola Cola đã đóng góp được những gì cho đất nước nghèo khó này ngoài việc chi hàng tấn tiền đánh bóng thương hiệu của chính mình?
Ngạn ngữ Mỹ (quê hương của Coca Cola) có câu: "Tiền bạc, đó là cái biển không đáy. Trong đó tất cả danh dự và sự thật đều bị nhấn chìm". Hẳn nhiên Coca Cola rất nhiều tiền, nhưng đối với hàng triệu người Việt Nam, danh dự và sự thật của ông lớn này sẽ "cân" được mấy lạng?
Dù đã mở tới 50 cửa hàng hoành tráng ở Việt Nam, nhưng chỉ thấy Adidas mua bán lòng vòng để hốt tối đa kim tiền về đại bản doanh ở xứ sở hoa tuy líp
Danh họa Van Gogh (đồng hương Hà Lan của "ngài" Adidas) đã nói rằng: "Lương tâm là la bàn của con người". Nếu coi Adidas là một "ông lớn", thì phần lương tâm ở Việt Nam của ông này đang đi vắng. Thiếu la bàn lương tâm, Adidas sẽ mất phương hướng trong tiến trình trở thành "một người bạn bền vững" của dân Việt.
Có chuyên gia kinh tế đã phải đau đớn thốt lên rằng: Pháp luật hầu như không thể khép tội việc chuyển giá như của Coca Cola và Adidas, vì đó là một chu trình khép kín cực kỳ tinh vi giữa tập đoàn mẹ ở nước ngoài và công ty con ở các nước khác.
Nhưng trong một thế giới phẳng - thế giới mà ý kiến và sự bất bình của mọi người dân đều có thể trở thành vũ khí lợi hại lan tỏa trên các mạng xã hội - thì những doanh nghiệp "thiếu trách nhiệm", dù không dính pháp luật, vẫn phải chịu những "hình phạt" nặng nề nhất.
Nhiều khách hàng Mỹ và phương Tây đã tẩy chay hàng hoá có giá cả hấp dẫn xuất xứ từ Bangladesh, chỉ vì nước này để xảy ra quá nhiều tai nạn lao động trong sản xuất. Những người tiêu dùng thông thái ấy đã gián tiếp buộc các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với sức khỏe, tính mạng của công nhân phải trả giá.
Dù còn nghèo khó, nhưng người Việt ghét nhất là sự tham lam. Họ dạy nhau truyền đời: "Lộc bất tận hưởng" bởi vì "tham thì thâm". Hàng chục triệu người tiêu dùng Việt hoàn toàn có thể dạy cho những kẻ chỉ biết bòn rút tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội của đất nước này, những bài học thích đáng.
Khi mỗi lon Coca Cola còn chưa biết tỏa ra hương vị xấu hổ, khi mỗi chiếc giày Adidas còn chưa biết góp phần nâng niu những bước chân Việt, khi ấy người tiêu dùng Việt sẽ vẫn phải sử dụng quyền năng thượng đế của mình để bày tỏ thái độ thẳng thắn như bộ trưởng Bùi Quang Vinh và sẵn sàng nói không với những sản phẩm vô cảm ấy.