Các "ông lớn" phương Tây cũng lao đao vì căng thẳng tại Nga
(Tài chính) Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Mỹ và Châu Âu hoạt động tại Nga đang chịu ảnh hưởng từ tình trạng căng thẳng tại đây. Hàng loạt công ty báo cáo doanh thu sụt giảm, thậm chí một lượng không nhỏ đã dừng hoạt động do khủng hoảng leo thang giữa Kiev và Moscow.
Căng thẳng theo phong cách “chiến tranh lạnh” cùng với một loạt các biện pháp trừng phạt lẫn nhau giữa Phương Tây và Moscow cũng đã làm cổ phiếu của các công ty nước ngoài tại Nga lao đao trong vài tháng trở lại đây.
Sau đây là những thương hiệu lớn bị ảnh hưởng nặng nề nhất theo báo cáo của CNN:
1. McDonald’s: Chức trách Nga đã ra lệnh đóng cửa một vài cửa hàng McDonald's ở Moscow trong tuần vừa rồi. Cơ quan an toàn thực phẩm Nga đang tiến hành các cuộc kiểm tra an toàn các cửa hàng thức ăn nhanh McDonald trên toàn quốc sau sự việc này.
2. Coca-Cola: Công ty đồ uống khổng lồ trong tuần này đã báo cáo doanh thu quý sụt giảm 5% tại Nga, Ukraine và Belarus. Coca-Cola cho rằng sự bất ổn về kinh tế trong khu vực này chính là nguyên nhân dẫn đến doanh thu sụt giảm. Tuy nhiên, doanh thu toàn cầu của Ukraine vẫn tăng 3%.
3. Carlsberg: Công ty sản xuất bia của Đan Mạch đã đưa ra dự báo rằng kết quả kinh doanh của năm sẽ không được như mong đợi do nhu cầu sụt giảm tại Nga. Carlsberg ước tính doanh thu bán bia ở Nga giảm 7% trong nửa đầu năm nay do môi trường kinh tế bất ổn. Điều này cũng dẫn đến sự sụt giảm thị phần. Carlsberg là thương hiệu bia phổ biến nhất ở Nga. Cổ phiếu của công ty cũng sụt giảm 15% kể từ đầu năm nay.
4. Adidas: Vào cuối tháng 7, công ty sản xuất đồ dùng thể thao của Đức đã công bố sẽ đóng cửa các cửa hàng ở Nga và cân nhắc lại kế hoạch mở rộng kinh doanh tại đây. Adidas cho rằng căng thẳng ở khu vực này đã ảnh hưởng đến tiêu dùng và sự mất giá của đồng rúp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cổ phiếu của Adidas đã sụt giảm 37% kể từ đầu năm 2014.
5. Volkswagen: Công ty sản xuất xe hơi của Đức cho rằng căng thẳng chính trị chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm 8% doanh thu trong 6 tháng đầu năm. Cổ phiếu của Volkswagen giảm 13% kể từ đầu năm.
6. Ford: Ford bị ảnh hưởng bởi đồng Rúp mất giảm và tăng trưởng bán hàng chậm lại tại Nga.
7. Renault: Nhà sản xuất xe hơi của Pháp đã đưa ra lời cảnh báo đối với các nhà đầu tư về một sự sụt giảm mạnh mẽ tại thị trường Nga và các thị trường mới nổi khác. Xét theo doanh thu bán hàng, Nga là thị trường lớn thứ 3 của Renault’s.
8. BP: Công ty dầu khổng lồ của Anh BP, sở hữu một phần lớn cổ phiếu của Rosnelf, công ty dầu lớn nhất của Nga, đã đưa ra lời cảnh báo rằng các chi nhánh tại đây sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do việc áp dụng lệnh trừng phạt. Các nhà đầu tư cũng lo lắng về các công ty công nghệ có liên quan đến Nga khác như Total và Exxon Mobil.
9. Societe Generale: Lợi nhuận của ngân hàng của Pháp tại Nga giảm 36% trong quý II.
10. Danone: Công ty thực phẩm của Pháp cho biết kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay bị ảnh hưởng do sự mất giá của đồng Rúp. Công ty này cũng bắt buộc phải tăng giá một vài sản phẩm ở Nga do ảnh hưởng của lạm phát.