Cách làm mát phòng ngủ trong những ngày hè oi nóng
Với nền nhiệt độ tăng cao của mùa hè khiến cho mọi người luôn trong tình trạng ngột ngạt và oi nóng. Để cải thiện không gian sống mát mẻ, đặc biệt là phòng ngủ, bạn hãy tham khảo những cách làm mát đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có một không gian phòng ngủ luôn mát mẻ.
Trang bị vật dụng chống nắng
Trang bị các vật dụng chống nắng bằng cách lắp đặt rèm cửa, tôn cách nhiệt, về cơ bản bạn đã có thể đối phó được cái nóng gay gắt. Hay với những nhà có điều kiện, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị cách nhiệt tại vùng đón nhiều ánh nắng bằng gạch, xốp, film cách nhiệt… để giảm độ hấp thụ nhiệt. Thêm vào đó, việc lắp đặt các cửa sổ và lỗ thông gió để gió dễ dàng lưu thông hay xử lý giếng trời đối với những căn hộ có các mặt xung quanh đều bị bịt kín cũng là một trong những giải pháp khá quen thuộc và phổ biến.
Bố trí lại đồ đạc trong nhà hợp lý
Nếu như bạn nhận ra những điểm bất hợp lý trong cách bài trí không gian sống của mình sau một khoảng thời gian dài sinh hoạt, mùa nóng là thời điểm tốt để bạn có thể cải thiện điều đó. Bằng việc sắp xếp lại các vật dụng trong phòng sao cho gọn gàng và thông thoáng cũng phần nào giúp không khí lưu thông thuận lợi hơn, hạn chế việc tích nhiệt trong phòng. Hoặc sắp xếp lại vị trí giường ngủ sao cho phù hợp cũng là điều cần lưu ý. Bạn không nên đặt giường về phía hướng Tây, vì ánh nắng chiều gay gắt có thể khiến cho nhiệt lượng hấp thụ nơi giường ngủ tăng cao, sự giảm tải nhiệt độ khi đêm về chậm, khiến cho bạn cảm giác nóng bức, giấc ngủ không được thoải mái.
Sử dụng thiết bị điện lạnh mới
Để đáp ứng nhu cầu làm mát tăng cao trong mùa hè, các loại thiết bị điện gia dụng như quạt điện, quạt hơi nước… xuất hiện trên thị trường khá nhiều. Tuy nhiên, nếu xét đến sự tiện dụng cũng như hiệu quả thì máy điều hòa vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho hầu hết các gia đình. Hiện nay, dòng máy điều hòa thiết kế tam diện được đánh giá là mang lại hiệu quả cao với khả năng làm mát lan tỏa rộng gấp 2 lần, nhanh hơn 26%, đồng thời tích hợp công nghệ Digital Inverter tiết kiệm 60% điện năng.
Tận dụng nguồn sáng tự nhiên và đồ dùng làm mát
Hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể. Bởi vì những loại bóng đèn thân thiện với môi trường vẫn sinh ra nhiệt khi phát sáng, khiến nhiệt độ trong phòng tăng cao hơn.
Máy hút ẩm: Thiết bị này cũng có tác dụng làm mát phòng ngủ, đặc biệt những vùng có độ ẩm cao. Ngoài ra, nó cũng giúp loại bỏ những yếu tố gây dị ứng đối với những người nhạy cảm.
Che cửa sổ bằng tấm phản chiếu: Tấm phản chiếu cửa sổ giúp loại bỏ 63% năng lượng của mặt trời. Nó vẫn cho phép ánh sáng xuyên qua cửa sổ, nhưng không đủ để làm phòng ngủ quá nóng.
Dùng tấm che ướt trước cửa sổ: Khi không khí đi qua tấm che ướt, hơi ẩm sẽ làm mát căn phòng của bạn. Những tấm che có màu càng tối, càng hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn.
Sử dụng quạt sáng tạo
Đối với những gia đình có mức ngân sách hạn chế thì sử dụng quạt chính là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên bật quạt liên tục cả ngày vì khí nóng từ động cơ tỏa ra sẽ khiến cho căn phòng nóng hơn. Và một cách làm mát phòng ngủ bằng quạt là bạn có thể đặt một chậu đá lớn trước quạt để có thể thổi luồng khí mát lạnh ra khắp phòng.
Mở cửa và lau sàn khi tắt nắng
Khi mặt trời đã tắt nắng thì bạn nên mở rộng cửa sổ trong phòng để luồng khí thoáng mát có thể phủ kín phòng. Ngoài ra, bạn cũng nên lau lại sàn với nước mát để giúp làm giảm nhiệt độ trong phòng nhanh hơn cũng như làm mát phòng.
Tắt các thiết bị điện không cần thiết
Một cách làm mát phòng ngủ đơn giản là hãy rút bỏ phích cắm của các thiết bị điện không cần thiết để hạn chế lượng nhiệt tỏa ra từ chúng. Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bởi dù ít hay nhiều thì khi phát sáng các loại bóng đèn đều tỏa ra nhiệt khiến cho nhiệt độ trong phòng tăng cao.
Sử dụng chăn ga gối bằng chất liệu cotton
Chất liệu vải cotton có độ thông thoáng khí và thấm hút mồ hôi rất tốt nên việc sử dụng chăn ga gối chất liệu cotton sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái hơn. Bạn không nên sử dụng những chất liệu nhân tạo để tránh đồ mồ hôi trong quá trình nghỉ ngơi.