Cấm doanh nghiệp FDI trực tiếp mua nông sản
Thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương sẽ có hiệu lực từ 7/6/2013, trong đó quy định doanh nghiệp FDI không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu. Thông tư hướng đến việc ngăn chặn doanh nghiệp FDI lách luật, tranh mua tranh bán và thao túng thị trường...
Tuy nhiên, chính sách này có thể khiến các doanh nghiệp nước ngoài không muốn đầu tư vào hạ tầng sản xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Thông tư quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI. Trong đó, khoản 4 của điều 3 quy định “doanh nghiệp FDI đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Những quy định trên xuất phát từ tình trạng nhiều ngành hàng nông sản trong nước đang bị các doanh nghiệp FDI thâu tóm và gây lũng đoạn thị trường, khiến các doanh nghiệp nội không thể cạnh tranh được.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta, doanh nghiệp FDI chiếm giữ tới 70% thị phần. Riêng Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP đang nắm giữ 40% thị phần thịt gà công nghiệp, 50% thị trường trứng gà công nghiệp và 18-20% thị phần thức ăn gia súc.
Ở Tây Nguyên hiện có tới 12 doanh nghiệp FDI thu mua và xuất khẩu 50-60% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh trong năm 2012. Trong ngành hồ tiêu, sản lượng thu mua và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2012.
Ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, nêu vấn đề, nhiều doanh nghiệp FDI hiện nay chỉ “hớt ngọn”, không đầu tư vào vùng nguyên liệu dù trong giấp phép đầu tư của họ có quy định rõ chức năng này. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nội địa phải đầu tư hỗ trợ nông dân từ con giống đến vật tư nông nghiệp nhưng đến vụ thu hoạch, nông dân lại bán cho doanh nghiệp FDI với giá cao hơn.
Ngoài ra, việc tranh mua tranh bán nông sản của các doanh nghiệp FDI và thương nhân nước ngoài đã ảnh hưởng đến quy hoạch các vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến.
Việc Bộ Công Thương cho ra đời Thông tư 08 được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp FDI lách luật, tranh mua tranh bán và thao túng thị trường... Tuy nhiên, theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), có khoảng 30 doanh nghiệp FDI đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình đối tác công- tư.
Họ tham gia cùng với Nhà nước xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương; đầu tư giống, vốn, đào tạo kỹ thuật canh tác cho nông dân trồng nhiều loại cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ nông dân tiếp cận các chứng nhận chất lượng sản phẩm, như UTZ, 4C của cà phê, RA của chè sạch, ASC và BRC với thủy sản...
Nếu cấm các doanh nghiệp FDI thiết lập hệ thống thu mua nông sản trực tiếp sẽ khiến các doanh nghiệp này không còn muốn đầu tư cho nông dân và vùng nguyên liệu nữa.
Ông Philippe Bacac, Giám đốc điều hành Metro Cash & Carry Việt Nam cho hay, Metro đang triển khai dự án chuỗi thủy sản sạch. Nông dân nuôi thủy sản được hỗ trợ kiểm soát về môi trường, thuốc, sử dụng hóa chất và quản lý chất thải. Không chỉ tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị ở Việt Nam, thủy sản trong dự án đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU.
Nếu thực hiện những quy định trong Thông tư 08 thì công sức và vốn đầu tư vào vùng nguyên liệu sẽ không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Thông tư này đi ngược lại nguyên tắc thị trường, tạo ra sự độc quyền mua nguyên liệu nông sản cho doanh nghiệp trong nước, nông dân có thể không bán được sản phẩm theo giá thị trường.
Theo các chuyên gia, mấu chốt của vấn đề hiện nay là mối liên hệ giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu với nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ lợi ích.
Trong chuỗi phân phối lợi nhuận, nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm chỉ được hưởng tỷ lệ quá nhỏ so với các doanh nghiệp xuất khẩu. Về lâu dài, doanh nghiệp trong nước phải liên kết chặt chẽ hơn với nông dân để tiến tới sản xuất và tiêu thụ một cách bền vững.
“Indonesia là một mô hình rất đáng học hỏi. Họ quy định các doanh nghiệp FDI phải đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư cho nông dân thì mới được trực tiếp thu mua nông sản. Nếu trong 3 năm, doanh nghiệp FDI không đầu tư được vùng nguyên liệu và không có sản phẩm xuất khẩu sẽ thu hồi giấy phép thu mua”, một chuyên gia nêu ý kiến.
Mặt khác, phần lớn doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường là nhờ vào tiềm lực mạnh từ vốn, thị trường, đội ngũ nhân viên giỏi và điều này cũng giúp tăng tính cạnh tranh cho thị trường. Nhà nước nên khuyến khích, định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho ngành nông nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI và nông dân.
Thông tư quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI. Trong đó, khoản 4 của điều 3 quy định “doanh nghiệp FDI đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Những quy định trên xuất phát từ tình trạng nhiều ngành hàng nông sản trong nước đang bị các doanh nghiệp FDI thâu tóm và gây lũng đoạn thị trường, khiến các doanh nghiệp nội không thể cạnh tranh được.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta, doanh nghiệp FDI chiếm giữ tới 70% thị phần. Riêng Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP đang nắm giữ 40% thị phần thịt gà công nghiệp, 50% thị trường trứng gà công nghiệp và 18-20% thị phần thức ăn gia súc.
Ở Tây Nguyên hiện có tới 12 doanh nghiệp FDI thu mua và xuất khẩu 50-60% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh trong năm 2012. Trong ngành hồ tiêu, sản lượng thu mua và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2012.
Ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, nêu vấn đề, nhiều doanh nghiệp FDI hiện nay chỉ “hớt ngọn”, không đầu tư vào vùng nguyên liệu dù trong giấp phép đầu tư của họ có quy định rõ chức năng này. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nội địa phải đầu tư hỗ trợ nông dân từ con giống đến vật tư nông nghiệp nhưng đến vụ thu hoạch, nông dân lại bán cho doanh nghiệp FDI với giá cao hơn.
Ngoài ra, việc tranh mua tranh bán nông sản của các doanh nghiệp FDI và thương nhân nước ngoài đã ảnh hưởng đến quy hoạch các vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến.
Việc Bộ Công Thương cho ra đời Thông tư 08 được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp FDI lách luật, tranh mua tranh bán và thao túng thị trường... Tuy nhiên, theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), có khoảng 30 doanh nghiệp FDI đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình đối tác công- tư.
Họ tham gia cùng với Nhà nước xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương; đầu tư giống, vốn, đào tạo kỹ thuật canh tác cho nông dân trồng nhiều loại cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ nông dân tiếp cận các chứng nhận chất lượng sản phẩm, như UTZ, 4C của cà phê, RA của chè sạch, ASC và BRC với thủy sản...
Nếu cấm các doanh nghiệp FDI thiết lập hệ thống thu mua nông sản trực tiếp sẽ khiến các doanh nghiệp này không còn muốn đầu tư cho nông dân và vùng nguyên liệu nữa.
Ông Philippe Bacac, Giám đốc điều hành Metro Cash & Carry Việt Nam cho hay, Metro đang triển khai dự án chuỗi thủy sản sạch. Nông dân nuôi thủy sản được hỗ trợ kiểm soát về môi trường, thuốc, sử dụng hóa chất và quản lý chất thải. Không chỉ tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị ở Việt Nam, thủy sản trong dự án đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU.
Nếu thực hiện những quy định trong Thông tư 08 thì công sức và vốn đầu tư vào vùng nguyên liệu sẽ không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Thông tư này đi ngược lại nguyên tắc thị trường, tạo ra sự độc quyền mua nguyên liệu nông sản cho doanh nghiệp trong nước, nông dân có thể không bán được sản phẩm theo giá thị trường.
Theo các chuyên gia, mấu chốt của vấn đề hiện nay là mối liên hệ giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu với nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ lợi ích.
Trong chuỗi phân phối lợi nhuận, nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm chỉ được hưởng tỷ lệ quá nhỏ so với các doanh nghiệp xuất khẩu. Về lâu dài, doanh nghiệp trong nước phải liên kết chặt chẽ hơn với nông dân để tiến tới sản xuất và tiêu thụ một cách bền vững.
“Indonesia là một mô hình rất đáng học hỏi. Họ quy định các doanh nghiệp FDI phải đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư cho nông dân thì mới được trực tiếp thu mua nông sản. Nếu trong 3 năm, doanh nghiệp FDI không đầu tư được vùng nguyên liệu và không có sản phẩm xuất khẩu sẽ thu hồi giấy phép thu mua”, một chuyên gia nêu ý kiến.
Mặt khác, phần lớn doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường là nhờ vào tiềm lực mạnh từ vốn, thị trường, đội ngũ nhân viên giỏi và điều này cũng giúp tăng tính cạnh tranh cho thị trường. Nhà nước nên khuyến khích, định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho ngành nông nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI và nông dân.