Nhận khó về mình

Việc điều trị tận gốc khối “ung nhọt” nợ xấu đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Sự hiện hữu của DATC bằng những nghiệp vụ hoạt động “giải cứu”, làm lành mạnh hoá tài chính DN là cơ sở và niềm tin cho không ít DN đang đứng trên bờ vực phá sản vững vàng vượt khó.

Ra đời từ năm 2003, khi mà khái niệm mua bán nợ tại Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ với không ít người dân và DN, DATC được đánh giá là DN mạo hiểm bước vào ngành nghề kinh doanh cái xấu nhất, cái rủi ro nhất không ai muốn vướng đến là nợ và tài sản tồn đọng.

“DATC nhận khó về mình”, lời nhận xét của ông Phạm Thanh Quang – Tổng giám đốc DATC có lẽ là khách quan và công bằng nhất. Thực trạng nền kinh tế trong 5 năm vừa qua với những biến động “chóng mặt” từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát rồi thiểu phát, biến động về tín dụng, lãi suất ngân hàng tăng - giảm bất thường, rồi nợ xấu… trong bối cảnh đó, DN gặp khó khăn và phá sản nhiều là lẽ thường.

Qua hơn 6 năm hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu DN, DATC đã sử dụng hiệu quả, quay vòng nhanh số vốn được cấp ban đầu để xử lý được hơn 8.000 tỷ đồng nợ xấu cho nền kinh tế và hiện đang thực hiện đàm phán xử lý khoảng 10.000 tỷ đồng nợ xấu…

Khi một DN đã bên bờ vực phá sản thì không chỉ tiềm lực tài chính, hoạt động kinh doanh mà công tác quản trị cũng rất yếu. Vấn đề mấu chốt của hoạt động tái cấu trúc DN thông qua xử lý nợ là tạo ra giá trị gia tăng cho DATC, cho DN (khách nợ), cũng như mang lại nhiều tác động lan tỏa tích cực cho nền kinh tế. Đó là cả một quá trình phức tạp.

Tuy nhiên, từ cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động của DATC còn chưa có hướng dẫn đầy đủ, đến nhận thức của nhiều giám đốc DN còn thiếu, nên chưa muốn hợp tác với DATC để cùng nhau xử lý các khoản nợ dù rằng họ có nhiều lợi ích… Do vậy, đến thời điểm này DATC vẫn là người chủ động nhận khó về mình bằng việc tự tìm đến các DN khó khăn để “giải cứu”.

Đột phá trong xử lý nợ, tái cơ cấu

Khi mới thành lập với số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, hoạt động của DATC chưa tạo được sự bứt phá, phần lớn số tiền vẫn gửi trong ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2006, khi về nhận nhiệm vụ tại DATC, ông Phạm Thanh Quang đã tạo ra những nét đột phá mới, đưa DATC trở về đúng vị trí, vai trò của mình. Bằng nghiệp vụ mua bán, xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu, các DN được DATC tái cấu trúc thông qua xử lý nợ đều có chuyển biến tích cực, thay đổi cơ bản về chất, tiếp tục đóng góp cho ngân sách, tránh được việc hàng ngàn lao động mất việc làm. Nhà nước thu được các khoản nợ đọng thuế là 201 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội là trên 30 tỷ đồng, kinh phí công đoàn đều được giải quyết và thanh toán triệt để…

Với số vốn nhà nước cấp ban đầu 2.000 tỷ đồng, qua 10 năm hoạt động, số vốn Nhà nước thực có tại DATC thời điểm hiện nay đạt gần 2.500 tỷ đồng. Qua hơn 6 năm hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu DN dù một số cơ chế, chính sách hoạt động còn rất “bó” nhưng DATC đã sử dụng hiệu quả, quay vòng nhanh số vốn được cấp ban đầu để xử lý được hơn 8.000 tỷ đồng nợ xấu cho nền kinh tế và hiện đang thực hiện đàm phán xử lý khoảng 10.000 tỷ đồng nợ xấu… DATC cũng đã tham gia mua nợ của khoảng 20 tổng công ty như Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Xây dựng đường thủy…

Với số vốn nhà nước cấp ban đầu 2.000 tỷ đồng, qua 10 năm hoạt động, số vốn nhà nước thực có tại DATC thời điểm hiện nay đạt gần 2.500 tỷ đồng và theo Đề án tái cơ cấu DATC, đang trình Bộ Tài chính, số vốn trên sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng.

Trong các câu chuyện về sự “giải cứu” DN bên bờ phá sản của DATC, có lẽ không thể bỏ qua câu chuyện của Sadico Cần Thơ – DN đầu tiên DATC thực hiện xử lý nợ gắn với tái cơ cấu vào năm 2006. Tại thời điểm xác định giá trị DN để cổ phần hóa ngày 30/6/2006, Sadico có tổng tài sản là 168 tỷ đồng nhưng nợ phải trả tới 219 tỷ đồng, lỗ lũy kế 118 tỷ đồng. Sau khi được DATC thực hiện xử lý nợ và tái cơ cấu chỉ trong một thời gian ngắn Sadico Cần Thơ đã chuyển mình thay đổi. Từ năm 2007 đến nay, Sadico liên tục kinh doanh có hiệu quả với suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân trên 20%, trả cổ tức 30%/năm và đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Tiếp sau câu chuyện Sadico Cần Thơ, DATC đã viết tiếp nhiều câu chuyện với kết thúc có hậu như: Công ty Mía Đường Sơn La; Công ty Đường Kon Tum, Tổng Công ty Dâu tằm tơ,…

Nâng tầm phát triển

Với vai trò là “nhà” mua bán nợ chuyên nghiệp nhất hiện nay tại Việt Nam, DATC hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm theo hướng xem xét nâng cấp hoạt động về quy mô và năng lực của DATC thông qua Đề án tái cơ cấu DATC.

Theo đó, Đề án, số vốn điều lệ của DATC sẽ được nâng lên 10.000 tỷ đồng, đồng thời mở rộng cơ chế trao quyền cho chủ động hơn nữa cho DATC hoạt động. DATC sẽ được quyết định giá mua, giá bán nợ, cơ cấu kỳ hạn trả nợ, xóa nợ, điều chỉnh lãi suất theo phương án tái cơ cấu DN; Được chủ động quyết định phương thức và thời gian thoái vốn đầu tư tại các DN tái cơ cấu; Được tham gia tái cơ cấu các tập đoàn, Tổng công ty và DN 100% vốn nhà nước sau khi mua nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, DATC có quyền yêu cầu các DNNN đã sắp xếp, chuyển đổi chủ sở hữu thuộc đối tượng chuyển giao nợ và tài sản loại trừ khi xác định giá trị DN, kèm theo các tài liệu liên quan.

Bên cạnh đó, Đề án tái cơ cấu DATC còn đề xuất, tái cơ cấu tổ chức đơn vị này theo hướng: Từ năm 2013 - 2014 tiếp tục duy trì mô hình hiện nay và nâng cấp thành Tổng công ty Xử lý nợ Việt Nam. Từ năm 2015, DATC sẽ nghiên cứu trình Bộ Tài chính phê duyệt phương án thành lập Công ty TNHH MTV nhằm tăng cường năng lực, huy động thêm nguồn vốn hỗ trợ cho xử lý nợ, tái cơ cấu DN.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 9 – 2013

Chủ động "nhận khó" về mình

PV.

(Tài chính) Bằng các nghiệp vụ, cách đi riêng biệt phù hợp với hoàn cảnh của bản thân cũng như của các đối tác trong xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp (DN), Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) được đánh giá là có những bước đi hữu hiệu gỡ khó cho DN và nền kinh tế…

Xem thêm

Video nổi bật