CPI tháng 6 của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều tăng
(Tài chính) Cục thống kê 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.
Theo đó, Cục Thống kê thành phố Hà Nội công bố CPI tháng 6/2014 đã tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,16% so với tháng 12 năm trước.
Trong đó, có 9/11 nhóm hàng hóa tăng giá so với tháng trước, tăng cao nhất là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước (tăng 0,84%), tiếp đến là nhóm hàng văn hóa, thể thao giải trí; nhóm hàng đồ uống, thuốc lá…
Sau lần tăng giá vào tháng trước, tháng này, giá gas tiếp tục tăng từ 1/6 với mức 5-6.000/bình 12 kg do giá gas nhập khẩu tăng nên các công ty kinh doanh tăng giá bán lẻ.
Giá các mặt hàng vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép ổn định, biến động không đáng kể so với tháng trước.
Còn giá nhóm hàng văn hóa, thể thao giải trí cũng tăng đáng kể so với tháng trước ở mức 0,54%. Như thường lệ, giá các tour du lịch tăng đáng kể khi đến hè đối với cả gói tour đi trong nước và nước ngoài. Đồng thời vé vui chơi giải trí cũng được dịp tăng giá dịp 1/6 vừa qua.
Thời tiết nắng nóng cũng đã tác động đáng kể khiến giá các nhóm hàng đồ uống, thuốc lá và nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng đáng kể so với tháng trước ở các mức tương ứng 0,45% và 0,41% so với tháng trước.
Ngược lại, hai nhóm giảm giá gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,27%) và nhóm bưu chính viễn thông.
Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, lương thực giảm 0,93%, thực phẩm giảm 0,32%. Theo Cục Thống kê Hà Nội, nguyên nhân khiến giá gạo giảm là do nguồn cung dồi dào, miền Bắc được mùa, năng suất cao. Các mặt hàng khác trong nhóm lương thực như mì tôm, bánh đa, khoai lang... giữ giá ổn định.
Hầu hết các mặt hàng trong nhóm thực phẩm đều giảm. Trong đó, rau xanh giảm do thời tiết thuận lợi, một số loại rau chính vụ tăng trưởng tốt. Giá thịt lợn giảm, giá thịt bò ổn định. Sau một thời gian giảm giá do tâm lý e ngại dịch cúm gia cầm của người tiêu dùng, giá gia cầm đã tăng trở lại, nhưng mức tăng không cao. Ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ (tăng 0,22%) so tháng trước.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số CPI chung là vàng và đô la Mỹ diễn biến trái chiều ở các mức tương ứng giảm 0,82% và tăng 0,36% so với tháng trước.
Còn CPI tháng 6/2014 của TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh hơn Hà Nội, với mức tăng 0,58% so với tháng 5, chủ yếu do tác động của giá dịch vụ y tế tăng 11,65%.
Có 8/11 nhóm mặt hàng tăng giá trong tháng 6/2014, với mức tăng nhiều nhất, 3 nhóm mặt hàng giảm giá là đồ uống và thuốc lá (giảm 0,05), bưu chính viễn thông (0,35%) và văn hóa và giải trí (0,13%).
So với tháng 12/2013, giá tiêu dùng tăng 1,09%, với mức tăng cao nhất của nhóm thuốc và dịch vụ y tế là 8,53%, giao thông là nhóm có mức tăng xếp thứ hai (2,46%) chủ yếu do xăng dầu tăng (4,09%), xếp thứ ba là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,54%) trong đó thực phẩm tăng 2,44%.
So với tháng trước, giá vàng tháng 6 tăng 2,7% và giá USD tăng 0,86%. 6 tháng đầu năm, 2 chỉ số này tăng lần lượt 2,45% và 0,5%.
Trong đó, có 9/11 nhóm hàng hóa tăng giá so với tháng trước, tăng cao nhất là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước (tăng 0,84%), tiếp đến là nhóm hàng văn hóa, thể thao giải trí; nhóm hàng đồ uống, thuốc lá…
Sau lần tăng giá vào tháng trước, tháng này, giá gas tiếp tục tăng từ 1/6 với mức 5-6.000/bình 12 kg do giá gas nhập khẩu tăng nên các công ty kinh doanh tăng giá bán lẻ.
Giá các mặt hàng vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép ổn định, biến động không đáng kể so với tháng trước.
Còn giá nhóm hàng văn hóa, thể thao giải trí cũng tăng đáng kể so với tháng trước ở mức 0,54%. Như thường lệ, giá các tour du lịch tăng đáng kể khi đến hè đối với cả gói tour đi trong nước và nước ngoài. Đồng thời vé vui chơi giải trí cũng được dịp tăng giá dịp 1/6 vừa qua.
Thời tiết nắng nóng cũng đã tác động đáng kể khiến giá các nhóm hàng đồ uống, thuốc lá và nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng đáng kể so với tháng trước ở các mức tương ứng 0,45% và 0,41% so với tháng trước.
Ngược lại, hai nhóm giảm giá gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,27%) và nhóm bưu chính viễn thông.
Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, lương thực giảm 0,93%, thực phẩm giảm 0,32%. Theo Cục Thống kê Hà Nội, nguyên nhân khiến giá gạo giảm là do nguồn cung dồi dào, miền Bắc được mùa, năng suất cao. Các mặt hàng khác trong nhóm lương thực như mì tôm, bánh đa, khoai lang... giữ giá ổn định.
Hầu hết các mặt hàng trong nhóm thực phẩm đều giảm. Trong đó, rau xanh giảm do thời tiết thuận lợi, một số loại rau chính vụ tăng trưởng tốt. Giá thịt lợn giảm, giá thịt bò ổn định. Sau một thời gian giảm giá do tâm lý e ngại dịch cúm gia cầm của người tiêu dùng, giá gia cầm đã tăng trở lại, nhưng mức tăng không cao. Ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ (tăng 0,22%) so tháng trước.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số CPI chung là vàng và đô la Mỹ diễn biến trái chiều ở các mức tương ứng giảm 0,82% và tăng 0,36% so với tháng trước.
Còn CPI tháng 6/2014 của TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh hơn Hà Nội, với mức tăng 0,58% so với tháng 5, chủ yếu do tác động của giá dịch vụ y tế tăng 11,65%.
Có 8/11 nhóm mặt hàng tăng giá trong tháng 6/2014, với mức tăng nhiều nhất, 3 nhóm mặt hàng giảm giá là đồ uống và thuốc lá (giảm 0,05), bưu chính viễn thông (0,35%) và văn hóa và giải trí (0,13%).
So với tháng 12/2013, giá tiêu dùng tăng 1,09%, với mức tăng cao nhất của nhóm thuốc và dịch vụ y tế là 8,53%, giao thông là nhóm có mức tăng xếp thứ hai (2,46%) chủ yếu do xăng dầu tăng (4,09%), xếp thứ ba là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,54%) trong đó thực phẩm tăng 2,44%.
So với tháng trước, giá vàng tháng 6 tăng 2,7% và giá USD tăng 0,86%. 6 tháng đầu năm, 2 chỉ số này tăng lần lượt 2,45% và 0,5%.