Cục Thuế Hưng Yên: Khởi sắc thu ngân sách trong tháng 4
Sau khi kết quả thu ngân sách quý I so với tốc độ thu cùng kỳ hàng năm và tiến độ thực hiện dự toán cả năm được nhận định là “đạt thấp nhất từ trước đến nay”, Cục Thuế Hưng Yên đã tập trung rà soát lại toàn bộ diễn biến, tìm tòi nghiên cứu thêm các giải pháp và xốc lại tinh thần cho cả đội ngũ. Nhờ đó, số động viên vào ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 4 đã có sự khởi sắc đáng kể, với con số 558 tỷ đồng, bằng gần 70% số thu của cả quý I.
Trao đổi với phóng viên, Phó cục trưởng Cục Thuế Hưng Yên - ông Chu Tường Anh thành thật, mới cách đây một tháng thôi, việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của ngành Thuế đầy bi quan, khi hết 31/3/2013, toàn Tỉnh mới thu được 849,78 tỷ đồng, đạt 19,24% dự toán; nếu trừ tiền sử dụng đất còn đạt thấp hơn - 17,98% dự toán và chỉ bằng 86,96% so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết các khoản thu, sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán và cùng kỳ, nhất là các khoản thu liên quan đến sản xuất kinh doanh. Đáng bận tâm hơn là ở thời điểm đó trên địa bàn, kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và diễn biến phức tạp; sức mua hàng hóa tiêu dùng hạn chế; doanh nghiệp (DN) sản xuất đình trệ; thị trường bất động sản chưa hồi phục... nên công tác động viên nguồn lực xem như chưa có cơ sở để cải thiện tình hình, chứ chưa nói sự bứt phá, vươn lên.
Hầu hết các khoản thu, sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán và cùng kỳ, nhất là các khoản thu liên quan đến sản xuất kinh doanh. Đáng bận tâm hơn là ở thời điểm đó trên địa bàn, kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và diễn biến phức tạp; sức mua hàng hóa tiêu dùng hạn chế; doanh nghiệp (DN) sản xuất đình trệ; thị trường bất động sản chưa hồi phục... nên công tác động viên nguồn lực xem như chưa có cơ sở để cải thiện tình hình, chứ chưa nói sự bứt phá, vươn lên.
Chính vì vậy mà cuộc họp sơ kết công tác quý I của cơ quan đã dành phần lớn thời gian để toàn ngành nghiêm túc đánh giá lại diễn biến quá trình triển khai nhiệm vụ, tìm ra cho được những vướng mắc, nguyên nhân hụt thu của từng khoản thu, sắc thuế, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.
Trên cơ sở này, ngay trong tháng 4, Cục Thuế đã yêu cầu các phòng quản lý và chi cục Thuế tập trung rà soát lại tất cả các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, phân tích làm rõ diễn biến tăng - giảm để tăng cường các biện pháp quản lý, phát hiện các trường hợp kê khai sai, các dấu hiệu trốn lậu thuế, cố tình trây ỳ nợ thuế để thực hiện đôn đốc, kiểm tra đột xuất và theo kế hoạch tại DN. Từng đơn vị được lệnh phải đẩy mạnh công tác rà soát đối tượng, điều tra doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, nhất là các hộ ngành dịch vụ, ăn uống, kinh doanh vận tải, nhà hàng, khai khoáng... để làm cơ sở tính thuế, ấn định thuế.
Cục Thuế cũng yêu cầu từng chi cục Thuế tập trung làm tốt công tác tham mưu với chính quyền các cấp, phối hợp các đơn vị liên quan chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc, nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu và khai thác thêm các khoản thu mới. Đặc biệt, Cục Thuế đã phối hợp với Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách các cấp từ tỉnh đến huyện, phát huy vai trò chức năng của cơ quan liên ngành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khai thông nguồn thu tiền sử dụng đất đối với đất dôi dư và khai thác các nguồn thu còn tiềm năng như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Trên cơ sở này, ngay trong tháng 4, Cục Thuế đã yêu cầu các phòng quản lý và chi cục Thuế tập trung rà soát lại tất cả các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, phân tích làm rõ diễn biến tăng - giảm để tăng cường các biện pháp quản lý, phát hiện các trường hợp kê khai sai, các dấu hiệu trốn lậu thuế, cố tình trây ỳ nợ thuế để thực hiện đôn đốc, kiểm tra đột xuất và theo kế hoạch tại DN. Từng đơn vị được lệnh phải đẩy mạnh công tác rà soát đối tượng, điều tra doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, nhất là các hộ ngành dịch vụ, ăn uống, kinh doanh vận tải, nhà hàng, khai khoáng... để làm cơ sở tính thuế, ấn định thuế.
Cục Thuế cũng yêu cầu từng chi cục Thuế tập trung làm tốt công tác tham mưu với chính quyền các cấp, phối hợp các đơn vị liên quan chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc, nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu và khai thác thêm các khoản thu mới. Đặc biệt, Cục Thuế đã phối hợp với Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách các cấp từ tỉnh đến huyện, phát huy vai trò chức năng của cơ quan liên ngành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khai thông nguồn thu tiền sử dụng đất đối với đất dôi dư và khai thác các nguồn thu còn tiềm năng như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Với tinh thần quyết tâm đã có, lại đang chung một niềm lo về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, nên chỉ cần chờ có thế, toàn thể cán bộ công chức ngành Thuế Hưng Yên dốc lòng vào cuộc. Và không phụ lòng người, ngay trong tháng 4, Cục Thuế đã tăng tốc thu được 558,06 tỷ đồng, bằng 65,7% số thu của cả quý I, đưa số thu luỹ kế do ngành Thuế thực hiện 4 tháng đầu năm được 1.403 tỷ đồng, đạt 31,77% dự toán HĐND Tỉnh giao, tăng 24,73% so với cùng kỳ năm trước. Rất nhiều khoản thu đã có sự tăng trưởng khá, như: thuế ngoài quốc doanh tháng 4 thu được 263 tỷ đồng, bằng 51% số luỹ kế 4 tháng; thu từ DN nhà nước trung ương tháng 4 thu được 36,7 tỷ đồng, bằng 50% số luỹ kế 4 tháng; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài tháng 4 thu được 129,8 tỷ đồng, bằng 41% số luỹ kế 4 tháng...
Ông Chu Tường Anh cho biết, nhân lên hiệu ứng tích cực từ phương pháp này, trong 2 tháng còn lại của quý II, Cục Thuế Hưng Yên đề nghị Ban chỉ đạo đôn đốc thu ngân sách các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành tại địa phương tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền các biện pháp nhằm triệt để khai thác nguồn thu, chống thất thu, đặc biệt là xử lý số thuế nợ đọng.
Định kỳ 10 ngày/lần, các chi cục Thuế báo cáo diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu, số lượng đối tượng nộp thuế trên địa bàn; chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, tập trung vào các nguyên nhân tác động làm tăng, giảm thu đề có biện pháp kịp thời. Đối với các phòng chức năng, Cục Thuế chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế các huyện, thành phố nghiên cứu đề xuất đẩy nhanh tiến độ xử lý tài chính đối với đất dôi dư; tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai đấu giá quyền sử dụng đất nhằm sớm khai thông khoản thu này.
Cùng với việc ưu tiên nhân lực để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng quyết liệt và hiệu quả, nhằm chống thất thu ngân sách, Cục Thuế cũng yêu cầu toàn Ngành tập trung nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ, kịp thời giải đáp các vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN, hộ kinh doanh ổn định và phát triển, từ đó có tích luỹ để cùng ngành Thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN.
Định kỳ 10 ngày/lần, các chi cục Thuế báo cáo diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu, số lượng đối tượng nộp thuế trên địa bàn; chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, tập trung vào các nguyên nhân tác động làm tăng, giảm thu đề có biện pháp kịp thời. Đối với các phòng chức năng, Cục Thuế chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế các huyện, thành phố nghiên cứu đề xuất đẩy nhanh tiến độ xử lý tài chính đối với đất dôi dư; tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai đấu giá quyền sử dụng đất nhằm sớm khai thông khoản thu này.
Cùng với việc ưu tiên nhân lực để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng quyết liệt và hiệu quả, nhằm chống thất thu ngân sách, Cục Thuế cũng yêu cầu toàn Ngành tập trung nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ, kịp thời giải đáp các vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN, hộ kinh doanh ổn định và phát triển, từ đó có tích luỹ để cùng ngành Thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN.