Cuộc khủng hoảng chi phí vận tải toàn cầu đã hạ nhiệt đáng kể

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vnTr

Áp lực suy giảm chi phí vận tải đến từ việc nhu cầu vận tải đi xuống. Suốt từ tháng 7/2021 đến nay, hoạt động sản xuất dầu thô và thép của Trung Quốc đã không thể trở lại ngưỡng cao của năm ngoái.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Chi phí vận tải áp dụng với các tàu vận chuyển hàng hóa lớn hiện giảm hơn 90% so với mức đỉnh vào năm ngoái khi mà nhu cầu đối với quặng sắt tại Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, giảm sâu, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Chi phí vận chuyển hàng hóa với tàu vận chuyển hàng khô kích cỡ lớn nhất thế giới giảm xuống còn 5.826USD/ngày ở thời điểm cuối tháng 1/2022, ngưỡng thấp nhất trong vòng 20 tháng.

Mới chỉ 4 tháng trước, chi phí này từng có lúc vượt 80.000USD, cao nhất trong 12 năm, thực tế này trái ngược hoàn toàn với việc nhu cầu công ten nơ vận chuyển tăng cao.

Việc ngành sản xuất thép của Trung Quốc tăng trưởng chững lại phản ánh sự đi xuống của tình hình kinh tế nói chung cũng như quan tâm đến các vấn đề môi trường tăng cao. Dù rằng chi phí vận tải đã lên mức 10.000USD/ngày trong thời gian gần đây, nó vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức chi phí trước đó khi mà trong thời gian dài dao động quanh ngưỡng 20.000USD/ngày.

Chi phí vận chuyển hàng hóa khô Baltic Exchange đồng thời giảm xuống còn 1.296 điểm trong tháng 1/2022, và như vậy thấp nhất trong 13 tháng.

Trung Quốc từng trải qua tình trạng gián đoạn tệ hại tại các cảng vào giữa năm 2021 do nhiều yếu tố hạn chế áp dụng thời kỳ COVID-19 và thời tiết xấu. Kết quả, các yếu tố này hạn chế số lượng tàu vận chuyển hàng hóa kích cỡ lớn và đẩy chi phí vận tải tăng mạnh.

 

Tuy nhiên, cũng trong cùng thời gian trên, số lượng tàu chờ bên ngoài các cảng biển của Trung Quốc đã giảm khoảng 40%, theo tính toán của IHS Markit, nó phát đi dấu hiệu hạn chế về năng lực vận tải đã giảm đi.

Áp lực suy giảm chi phí vận tải đến từ việc nhu cầu vận tải đi xuống. Suốt từ tháng 7/2021 đến nay, hoạt động sản xuất dầu thô và thép của Trung Quốc đã không thể trở lại ngưỡng cao của năm ngoái. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép của năm 2021 giảm lần đầu tiên trong 6 năm.

Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới. Lượng nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong 3 năm, theo số liệu của hải quan Trung Quốc.

GDP Trung Quốc tăng trưởng chỉ 4% trong quý 4/2021, giảm đáng kể so với con số 4,9% của quý 3/2021. Dù nhu cầu quặng sắt ở ngưỡng khá cao trong thời gian đầu năm, chủ yếu do các dự án hạ tầng mà chính phủ Trung Quốc triển khai, kinh tế lại suy giảm trong những tháng sau đó.

Một quản lý cấp cao tại công ty vận tải Nhật Nippon Yusen nói: “Giá vận chuyển hàng hóa kích cỡ lớn tăng vọt trong thời kỳ COVID-19, tuy nhiên mức đỉnh vào năm 2022 cũng sẽ không chạm đến con số này. Tất cả thị trường sẽ dồn sự chú ý vào nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc”.