Đàm phán TPP: Thu hẹp những khác biệt
(Tài chính) Kết thúc 4 ngày đàm phán tại Singapore (từ ngày 22 đến 25/2), Hội nghị Bộ trưởng Thương mại 12 nước (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam) tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, tiến tới một thỏa thuận cuối cùng.
Cho dù vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục phải thảo luận, nhưng qua các cuộc họp song phương, các bên đã tìm được những tiếng nói chung về lĩnh vực tiếp cận thị trường - một trong những vấn đề quan trọng còn tồn tại nhiều khác biệt.
Sở dĩ tiếp cận thị trường - khái niệm khá rộng bao gồm các lĩnh vực từ hàng hóa, dịch vụ đến mua sắm chính phủ - trở thành trở ngại lớn nhất trong đàm phán TPP giữa 12 quốc gia bởi đụng chạm đến nhiều lĩnh vực mang tính cốt lõi đối với các nước. Trước khi diễn ra cuộc đàm phán đầu tiên trong năm 2014 này, với mục đích phá vỡ rào cản thương mại trên một loạt lĩnh vực, các bộ trưởng cho rằng họ đã gần đạt được thỏa thuận cuối cùng. Tuy nhiên, sự khác biệt về thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu - đặc biệt giữa Mỹ và Nhật Bản - đã được chứng minh là vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi Mỹ muốn bảo hộ cho thị trường ô tô con thì Nhật Bản không muốn cắt giảm thuế nhập khẩu đối với 5 mặt hàng nông sản trong đó có gạo, thịt bò…
Đối với Tokyo, ngành nông nghiệp vẫn là điểm yếu nên xứ Mặt trời mọc vẫn chưa sẵn sàng mở cửa hoàn toàn. Điều kiện tự nhiên nghèo nàn, giá sản xuất nông nghiệp đắt đỏ là những hạn chế quan trọng, nếu vào sân chơi TPP, Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn trước làn sóng nông nghiệp chất lượng cao, giá rẻ từ các quốc gia thành viên nếu không có những công cụ kiểm soát bằng thuế hay rào cản khác. Trong bối cảnh Tokyo chưa có sự chuẩn bị toàn diện để "lấp" khoảng trống rủi ro về vấn đề lương thực, các nhà đàm phán Nhật Bản chưa thể bấm "đèn xanh" cho TPP. Trong khi đó, Mỹ vẫn nỗ lực giành ưu ái cho ngành ô tô và yêu cầu các nước tham gia TPP bảo đảm thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, vốn phần lớn thuộc về người Mỹ.
Dẫu còn nhiều mâu thuẫn lợi ích giữa Nhật Bản và Mỹ nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu lạc quan cho vòng đàm phán tiếp theo. Quan trọng nhất là thiện chí nhằm thu hẹp khác biệt để hướng tới kết quả cuối cùng. Ông Akira Amari, Bộ trưởng đàm phán TPP của Nhật Bản nhận thức rằng không nước nào có thể đạt được 100% điều kiện mình mong muốn đưa ra. Vậy nên, nhiệm vụ của đàm phán sẽ là các quốc gia TPP sẽ đạt bao nhiêu phần trăm lợi ích và bao nhiêu phần trăm tự do hóa thương mại trong mức độ chấp nhận được.
Với mục tiêu xóa bỏ phần lớn rào cản thương mại, bảo đảm quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ, TPP được coi là hiệp định thương mại đa phương tham vọng nhất kể từ khi vòng đàm phán về tự do thương mại toàn cầu Doha rơi vào bế tắc. Nếu thành công, TPP sẽ bao trùm các lĩnh vực thuế, tài chính, đầu tư, môi trường, lao động, chống tham nhũng…; đồng thời tạo ra một liên minh kinh tế hùng hậu chiếm tới 40% GDP và 1/3 tổng giá trị thương mại toàn cầu. Sự hấp dẫn của "sân chơi" này còn ở chỗ những nước có mức phát triển thấp hơn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn khi gia nhập TPP.
Trong nhiều nghiên cứu định lượng của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một trong những nước hưởng nhiều lợi ích từ TPP. Trong khi phần lớn các nước có lợi khoảng 1-2 điểm % thì Việt Nam có được khoảng 5 điểm %. Theo kịch bản đến năm 2025, nếu không tham gia TPP, xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng thêm 36 tỷ USD và GDP tăng 10,5% nhưng nếu là thành viên của liên minh này, xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD và GDP tăng 28,4%.
Nhìn tổng thể, TPP sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam cũng như 11 nước thành viên khác cho dù không thể xem nhẹ những thách thức tất yếu đến từ sự gắn kết sâu rộng này. Tuy nhiên, bất kỳ con đường nào đi tới một sự đồng thuận cũng khó tránh khỏi những cung đoạn gập ghềnh. Dư luận đang hy vọng các vòng đàm phán sẽ được hoàn tất trong năm 2014 để tạo nền tảng quan trọng cho sự hội nhập và liên kết chặt chẽ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đối với Tokyo, ngành nông nghiệp vẫn là điểm yếu nên xứ Mặt trời mọc vẫn chưa sẵn sàng mở cửa hoàn toàn. Điều kiện tự nhiên nghèo nàn, giá sản xuất nông nghiệp đắt đỏ là những hạn chế quan trọng, nếu vào sân chơi TPP, Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn trước làn sóng nông nghiệp chất lượng cao, giá rẻ từ các quốc gia thành viên nếu không có những công cụ kiểm soát bằng thuế hay rào cản khác. Trong bối cảnh Tokyo chưa có sự chuẩn bị toàn diện để "lấp" khoảng trống rủi ro về vấn đề lương thực, các nhà đàm phán Nhật Bản chưa thể bấm "đèn xanh" cho TPP. Trong khi đó, Mỹ vẫn nỗ lực giành ưu ái cho ngành ô tô và yêu cầu các nước tham gia TPP bảo đảm thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, vốn phần lớn thuộc về người Mỹ.
Dẫu còn nhiều mâu thuẫn lợi ích giữa Nhật Bản và Mỹ nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu lạc quan cho vòng đàm phán tiếp theo. Quan trọng nhất là thiện chí nhằm thu hẹp khác biệt để hướng tới kết quả cuối cùng. Ông Akira Amari, Bộ trưởng đàm phán TPP của Nhật Bản nhận thức rằng không nước nào có thể đạt được 100% điều kiện mình mong muốn đưa ra. Vậy nên, nhiệm vụ của đàm phán sẽ là các quốc gia TPP sẽ đạt bao nhiêu phần trăm lợi ích và bao nhiêu phần trăm tự do hóa thương mại trong mức độ chấp nhận được.
Với mục tiêu xóa bỏ phần lớn rào cản thương mại, bảo đảm quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ, TPP được coi là hiệp định thương mại đa phương tham vọng nhất kể từ khi vòng đàm phán về tự do thương mại toàn cầu Doha rơi vào bế tắc. Nếu thành công, TPP sẽ bao trùm các lĩnh vực thuế, tài chính, đầu tư, môi trường, lao động, chống tham nhũng…; đồng thời tạo ra một liên minh kinh tế hùng hậu chiếm tới 40% GDP và 1/3 tổng giá trị thương mại toàn cầu. Sự hấp dẫn của "sân chơi" này còn ở chỗ những nước có mức phát triển thấp hơn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn khi gia nhập TPP.
Trong nhiều nghiên cứu định lượng của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một trong những nước hưởng nhiều lợi ích từ TPP. Trong khi phần lớn các nước có lợi khoảng 1-2 điểm % thì Việt Nam có được khoảng 5 điểm %. Theo kịch bản đến năm 2025, nếu không tham gia TPP, xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng thêm 36 tỷ USD và GDP tăng 10,5% nhưng nếu là thành viên của liên minh này, xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD và GDP tăng 28,4%.
Nhìn tổng thể, TPP sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam cũng như 11 nước thành viên khác cho dù không thể xem nhẹ những thách thức tất yếu đến từ sự gắn kết sâu rộng này. Tuy nhiên, bất kỳ con đường nào đi tới một sự đồng thuận cũng khó tránh khỏi những cung đoạn gập ghềnh. Dư luận đang hy vọng các vòng đàm phán sẽ được hoàn tất trong năm 2014 để tạo nền tảng quan trọng cho sự hội nhập và liên kết chặt chẽ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.