Từ kết quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Sau 03 năm thực hiện xây dựng chương trình NTM, TP. Hà Nội đã đạt được những mục đích yêu cầu đề ra của Chương trình xây dựng NTM: 19/19 huyện lập xong đề án cấp huyện, 100% số xã đã lập đề án của xã, 100% số xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng NTM của xã. Đến nay, toàn Thành phố đã có 161/401 xã cơ bản đạt 10 - 19 tiêu chí. Trong đó, có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 62 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 -13 tiêu chí.

Thực hiện đề án xây dựng NTM, Hà Nội đã đạt tỷ lệ 75% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, đạt 86,2% kế hoạch; Trạm y tế được kiên cố hóa đạt chuẩn quốc gia trên 97% theo chuẩn cũ và đạt chuẩn khoảng 30% theo chuẩn mới, đạt 60% kế hoạch; Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 86% (đạt 86% kế hoạch); Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 57,8% (đạt 85% kế hoạch); Tỷ lệ thôn xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa - thể thao đạt 45% (đạt 49% kế hoạch); 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Đến nhu cầu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Mặc dù kết quả đạt được từ mô hình NTM không nhỏ nhưng do quy mô dân số và lao động của TP. Hà Nội rất lớn, lại tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động ngày càng gia tăng. Cung lao động qua đào tạo giảm so với trước, nhất là khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô vào năm 2008. Quá trình đô thị hoá kéo theo sự “nở rộ” nhu cầu phát triển các khu công nghiệp tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng và đất ở đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội bị thu hẹp, trong khi đó, công tác quy hoạch ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp chưa gắn với kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế đã chậm hơn so với trước. Cơ cấu lao động trong các ngành tiếp tục bất hợp lý, năng suất lao động trong một số ngành còn thấp như nông nghiệp, làng nghề… Do đó, tỷ lệ người lao động mất việc làm ngày càng gia tăng.

Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho thấy: Hàng năm, số lao động mất việc, thiếu việc làm tại các doanh nghiệp, làng nghề, lao động đi xuất khẩu phải về nước trước thời hạn lên đến con số gần 30.000. Số lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp khoảng 40.000 người. Năm 2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lên đến 12.000 doanh nghiệp. Số lao động đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và xã hội lên đến 24.000 người. Số lao động của TP. Hà Nội chưa có việc ngày càng gia tăng.

Từ số liệu trên cho thấy, vấn đề đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn TP. Hà Nội, đặc biệt là người lao động nông thôn sau khi chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới: Thực tiễn của TP. Hà Nội - Ảnh 1

Giải pháp thực hiện

Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế cao, yêu cầu đặt ra là phải cơ cấu lại ngành nghề sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế và thị trường lao động.

Cụ thể hóa điều đó, ngày 16/7/2009, UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án tiếp tục phát triển thị trường lao động TP. Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đồng thời thực hiện Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thu thập và xử lý cung - cầu lao động. Theo đó, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức ghi chép thông tin ban đầu về cung lao động tại 577 xã phường, thị trấn với trên 32.000 tổ dân phố và các thôn, bản tại 1.606.495 hộ dân. Đồng thời, để nắm vững về cầu lao động, thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức điều tra, khảo sát về lao động, việc làm, tiền lương và thực hiện chế độ chính sách tại trên 4.000 doanh nghiệp, cập nhật và duy trì hoạt động của Website: Vieclamhanoi.net.

Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành các Quyết định sau: Quyết định số 1972/ QĐ-UBND ngày 11/11/2008 thành lập Ban chỉđạo điều hành vốn vay QuỹQuốc gia giải quyết việc làm TP. HàNội; Số 86/2009/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội TP. Hà Nội. Nếu như thời kỳ 2001 – 2005, số người được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn vay Quỹ quốc gia bình quân hàng năm chỉ chiếm 18,5% tổng số người được giải quyết việc làm trong năm, thì từ năm 2008 - 2012 tỷ lệ này đã lên tới gần 30%.

Để đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã đầu tư chủ yếu (chiếm gần 70% vốn quỹ) vào khu vực các huyện ngoại thành, nơi có số người lao động nông thôn bị thất nghiệp cao. Đối tượng có dự án được vay vốn nhiều nhất là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh thu hút 1 - 2 lao động nhỏ lẻ (chiếm tới hơn 80% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ trong những năm qua), những doanh nghiệp tư nhân chiếm 20% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ. Thực tế cho thấy, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Thành phố hầu như không có vốn ứ đọng mà ngược lại nhu cầu vay vốn từ Quỹ thường xuyên lớn hơn nhiều so với khả năng tài chính của Quỹ.

Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới: Thực tiễn của TP. Hà Nội - Ảnh 2

Không những thế, từ năm 2008 đến nay, hệ thống cơ sở dạy nghề ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Với mục tiêu thực hiện xã hội hoá công tác dạy nghề, tính đến hết năm 2012, toàn thành phố có 262 cơ sở dạy nghề với đa dạng sở hữu và cấp độ đào tạo, trong đó có 104 cơ sở dạy nghề công lập, 146 cơ sở ngoài công lập. Năm 2012, đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 146.000 người.

Ngoài đào tạo chính quy, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông thôn, lao động trong các làng nghề, trong đó 3.500 lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai nghiện ma tuý. Chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm.

Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng tay nghề của người lao động Thủ đô qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn Thành phố đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm). Tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành; Lao động qua đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng ở khu vực nông thôn còn thấp. Vì vậy, ngày 24/8/2012, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 112/ KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2012 với mục tiêu dạy nghề cho 30.500 lao động nông thôn, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 30.000 lao động nông thôn.

Chỉ tiêu trên được giao cụ thể cho các quận, huyện, thị xã, sở ngành của Thành phố; Đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 500 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo; Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội của cán bộ công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; Tổ chức dạy nghề và các mô hình điểm về dạy nghề cho người lao động nông thôn; Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, trong đó hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020... Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; Tổ chức khảo sát bổ sung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn...

Sau 03 năm thực hiện xây dựng chương trình NTM, TP. Hà Nội đã đạt được những mục đích yêu cầu đề ra của Chương trình, gồm: 19/19 huyện lập xong đề án cấp huyện, 100% số xã đã lập đề án của xã, 100% số xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng NTM của xã. Đến nay, toàn Thành phố đã có 161/401 xã cơ bản đạt 10 - 19 tiêu chí.

Trong thời gian qua, tỷ lệ người lao động có công ăn việc làm ngày càng tăng, đã chứng minh tính đúng đắn trong chính sách phát triển của thành phố, nhất là chính sách xây dựng NTM trên địa bàn Thủ đô. Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề của Hà Nội, trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Đối với công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Nhà nước cần bổ sung thêm vốn vay cho Quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhằm tăng cường hiệu quả tạo việc làm, ổn định an sinh xã hội, mở rộng các đối tượng được vay vốn, đặc biệt là các hộ mới thoát nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố; Cần quy định rõ dự án hộ gia đình riêng và dự án nhóm hộ riêng; quy định rõ lao động hiện có và lao động thu hút mới để tránh sự hiểu lầm đối với cụm từ tổng số lao động các hộ tham gia dự án.

- Về công tác hỗ trợ thị trường lao động, cần đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất để tạo việc làm và thu hút lao động trên cơ sở lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình giải quyết việc làm; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm thành phố, ngoài Sàn giao dịch việc làm Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư các Sàn việc làm vệ tinh ở các huyện ngoại thành tạo thuận lợi hơn cho người lao động.

Bên cạnh đó, duy trì cập nhật thông tin thị trường lao động, nối mạng hệ thống giới thiệu việc làm trên địa bàn toàn thành phố, mở rộng hoạt động của Website vieclamhanoi.net, duy trì hoạt động thường xuyên của Sàn giao dịch việc làm;

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn, tập trung vào việc hướng dẫn chấp hành chính sách lao động theo Bộ Luật Lao động, tổ chức triển khai nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề ở địa phương. Tăng cường quản lý các hoạt động giới thiệu việc làm theo quy định; Tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện chương trình để nắm bắt, phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình.

Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới: Thực tiễn của TP. Hà Nội

ThS. NGUYỄN THỊ HUỆ

(Tài chính) Với mục tiêu đặt ra là xây dựng một nông thôn mới (NTM), trong đó hàm chứa những giá trị kinh tế mới với cơ sở hạ tầng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nông thôn ngày càng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ NTM nông thôn mới trong đó trong tâm là đẩy mạnh đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đến nay bước đầu đã có nhiều kết quả thiết thực.

Xem thêm

Video nổi bật