Điểm mặt những cổ phiếu “giá bèo” nhất hiện nay
(Tài chính) Mặc dù thị trường chứng khoán đã có thời gian tăng trưởng tốt, nhưng trên bảng điện tử hiện vẫn còn khá nhiều cổ phiếu có mức giá khá “bèo”, chỉ 2.000 – 3.000 đồng.
Cổ phiếu đầu tiên được xếp vào danh sách có mức giá thấp nhất hiện nay, phải kể đến cổ phiếu FDG của Công ty cổ phần Docimexco.
Theo giới thiệu, Công ty cổ phần Docimexco có trụ sở tại Đồng Tháp. Chức năng kinh doanh, bách hoá vải sợi, điện máy, xe đạp, xe máy, vật liệu xây dựng, chất đốt, nông sản thực phẩm, lương thực, xuất khẩu lương thực, nông sản, thực phẩm, chế biến đông lạnh được Nhà nước cho phép. Nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu và một số hàng tiêu dùng thiết yếu được Nhà nước cho phép.Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát…
Cổ phiếu FDG của Công ty cổ phần Docimexco, chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh từ 20/4/2011. Trải qua nhiều năm niêm yết, giá trị cổ phiếu của công ty này đã liên tục sụt giảm, hiện đang niêm yết ở mức chỉ 2.000 đồng/cổ phiếu.
Cùng với đó, hoạt động kinh doanh của FDG cũng đang gặp khá nhiều khó khăn, khi thua lỗ nặng. Bằng chứng, căn cứ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2013, lợi nhuận chưa phân phối của FDG tại ngày 31/12/2013 âm 165,228 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 132 tỷ đồng.
Trước tình trạng này, vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã chính thức có thông báo, về việc hủy niêm yết đối với cổ FDG. Theo đó, số lượng hủy niêm yết sẽ là 13,2 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phiếu hủy niêm yết 132 tỷ đồng. Ngày hủy niêm yết có hiệu lực là 15/5/2014.
Một cổ phiếu cũng có mức giá khá thấp trên thị trường hiện nay, đó là cổ phiếu VST của Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam.
Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Chức năng kinh doanh chính là đào tạo nghề; xuất khẩu lao động; sửa chữa tàu biển, mua bán phương tiện, thiết bị phụ tùng ngành vận tải biển, vật tư hóa chất, sơn phục vụ sửa chữa bảo dưỡng tàu biển, dầu nhờn, nguyên vật liệu ngành xây dựng; cung ứng tàu biển…
Cổ phiếu VST của Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán từ ngày 26/2/2009.
Cũng giống như cổ phiếu FDG, cổ phiếu VST trong thời gian vừa qua cũng đã sụt giảm khá mạnh, khi hiện chỉ niêm yết ở mức giá rất “bèo” là 2.900 đồng/cổ phiếu.
Việc cổ phiếu VST niêm yết ở mức giá khá thấp như trên, dường như là một điều dễ hiểu, bởi hoạt động kinh doanh của công ty này trong những năm qua đã thua lỗ khá nặng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2013, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2012 là âm 124,97 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2013 âm 223,65 tỷ đồng.
Với mức thua lỗ trên, vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã đưa cổ phiếu VST vào diện kiểm soát kể từ ngày 11/4/2014.
Ngoài các cổ phiếu trên, thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cũng đang chứng kiến cổ phiếu CNT của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư, niêm yết với mức giá chỉ 2.800 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư có chức năng kinh doanh, xây dựng, vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu; Sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp; đầu tư vào các dự án xây dựng... Cổ phiếu CNT niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán từ 28/7/2008.
Trải qua nhiều năm niêm yết trên sàn chứng khoán, vào ngày 15/5 tới đây, hơn 10 triệu cổ phiếu CNT sẽ bị hủy niêm yết, với tổng giá trị là hơn 100 tỷ đồng.
Nguyên nhân lý do, lợi nhuận chưa phân phối của công ty tại ngày 31/12/2013 là âm 135,21 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 100,15 tỷ đồng căn cứ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2013, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết theo quy định.
Cùng với các cổ phiếu trên, hiện nay, trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vẫn còn khá nhiều cổ phiếu có mức giá khá thấp. Trong đó phải kể đến cổ phiếu DCT của Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai, với mức giá chỉ 2.700 đồng/cổ phiếu.
Theo giới thiệu, Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai có chức năng kinh doanh, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm xi măng, tấm lợp và xây lắp. Dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và thiết bị phụ tùng chuyên ngành xây dựng. Cổ phiếu DCT chính thức giao dịch trên sàn TP. Hồ Chí Minh từ 10/10/2006.
Cũng như các công ty trên, Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai cũng đã đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng trong những năm vừa qua.
Căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012 và Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013 của Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai, lợi nhuận sau thuế năm 2012 là âm 55,183 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2013 là âm 134,777 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, Công ty cổ phần Docimexco có trụ sở tại Đồng Tháp. Chức năng kinh doanh, bách hoá vải sợi, điện máy, xe đạp, xe máy, vật liệu xây dựng, chất đốt, nông sản thực phẩm, lương thực, xuất khẩu lương thực, nông sản, thực phẩm, chế biến đông lạnh được Nhà nước cho phép. Nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu và một số hàng tiêu dùng thiết yếu được Nhà nước cho phép.Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát…
Cổ phiếu FDG của Công ty cổ phần Docimexco, chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh từ 20/4/2011. Trải qua nhiều năm niêm yết, giá trị cổ phiếu của công ty này đã liên tục sụt giảm, hiện đang niêm yết ở mức chỉ 2.000 đồng/cổ phiếu.
Cùng với đó, hoạt động kinh doanh của FDG cũng đang gặp khá nhiều khó khăn, khi thua lỗ nặng. Bằng chứng, căn cứ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2013, lợi nhuận chưa phân phối của FDG tại ngày 31/12/2013 âm 165,228 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 132 tỷ đồng.
Trước tình trạng này, vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã chính thức có thông báo, về việc hủy niêm yết đối với cổ FDG. Theo đó, số lượng hủy niêm yết sẽ là 13,2 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phiếu hủy niêm yết 132 tỷ đồng. Ngày hủy niêm yết có hiệu lực là 15/5/2014.
Một cổ phiếu cũng có mức giá khá thấp trên thị trường hiện nay, đó là cổ phiếu VST của Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam.
Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Chức năng kinh doanh chính là đào tạo nghề; xuất khẩu lao động; sửa chữa tàu biển, mua bán phương tiện, thiết bị phụ tùng ngành vận tải biển, vật tư hóa chất, sơn phục vụ sửa chữa bảo dưỡng tàu biển, dầu nhờn, nguyên vật liệu ngành xây dựng; cung ứng tàu biển…
Cổ phiếu VST của Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán từ ngày 26/2/2009.
Cũng giống như cổ phiếu FDG, cổ phiếu VST trong thời gian vừa qua cũng đã sụt giảm khá mạnh, khi hiện chỉ niêm yết ở mức giá rất “bèo” là 2.900 đồng/cổ phiếu.
Việc cổ phiếu VST niêm yết ở mức giá khá thấp như trên, dường như là một điều dễ hiểu, bởi hoạt động kinh doanh của công ty này trong những năm qua đã thua lỗ khá nặng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2013, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2012 là âm 124,97 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2013 âm 223,65 tỷ đồng.
Với mức thua lỗ trên, vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã đưa cổ phiếu VST vào diện kiểm soát kể từ ngày 11/4/2014.
Ngoài các cổ phiếu trên, thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cũng đang chứng kiến cổ phiếu CNT của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư, niêm yết với mức giá chỉ 2.800 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư có chức năng kinh doanh, xây dựng, vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu; Sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp; đầu tư vào các dự án xây dựng... Cổ phiếu CNT niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán từ 28/7/2008.
Trải qua nhiều năm niêm yết trên sàn chứng khoán, vào ngày 15/5 tới đây, hơn 10 triệu cổ phiếu CNT sẽ bị hủy niêm yết, với tổng giá trị là hơn 100 tỷ đồng.
Nguyên nhân lý do, lợi nhuận chưa phân phối của công ty tại ngày 31/12/2013 là âm 135,21 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 100,15 tỷ đồng căn cứ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2013, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết theo quy định.
Cùng với các cổ phiếu trên, hiện nay, trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vẫn còn khá nhiều cổ phiếu có mức giá khá thấp. Trong đó phải kể đến cổ phiếu DCT của Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai, với mức giá chỉ 2.700 đồng/cổ phiếu.
Theo giới thiệu, Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai có chức năng kinh doanh, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm xi măng, tấm lợp và xây lắp. Dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và thiết bị phụ tùng chuyên ngành xây dựng. Cổ phiếu DCT chính thức giao dịch trên sàn TP. Hồ Chí Minh từ 10/10/2006.
Cũng như các công ty trên, Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai cũng đã đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng trong những năm vừa qua.
Căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012 và Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013 của Công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai, lợi nhuận sau thuế năm 2012 là âm 55,183 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2013 là âm 134,777 tỷ đồng.