Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
Thị trường vừa trải qua tuần giao dịch khá nhiều cảm xúc và chỉ số VN-Index đã hồi phục trở lại nhờ dòng tiền sôi động. Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị trong tuần qua chỉ biến động khá nhẹ, thậm chí "đứng yên" như FPT. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho BMP với mức giá mục tiêu 63.000 đồng/CP
Chúng tôi nhận thấy BMP hấp dẫn với vị thế dẫn đầu thị trường trong thị trường ống nhựa tại Việt Nam, định giá hấp dẫn, lợi nhuận vượt trội, vị thế tài chính tốt và suất cổ tức hấp dẫn. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá kỳ vọng 1 năm không đổi là 63.000 đồng/cp (lợi nhuận kỳ vọng đạt 26,8%, PER hợp lý là 10,7 lần).
Không nằm ngoài sự phân tích của BVSC, sau tuần mất điểm trước đó, cổ phiếu BMP đã hồi phục trong tuần vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng 4.300 đồng (+8,65%) từ mức giá 49.700 đồng/CP lên 54.000 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu là 63.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của BMP còn thấp hơn 14,29%.
* Theo BSC, có thể mở vị thế đối với HPG quanh vùng giá 26-27
Chỉ báo MACD vẫn đang cho thấy dấu hiệu điều chỉnh trong khi chỉ báo RSI đang cho thấy nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã quay lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang thành hình.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh quanh vùng giá 26-27 và có thể cân nhắc chốt lãi tại vùng kháng cự 32 trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 24.0.
Trong khi phần lớn các doanh nghiệp đều đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2020 với mức tăng trưởng âm thì tuần qua, HĐQT Thép Hòa Phát đã thông qua các mục tiêu doanh thu 86.000 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 9.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 35% và 19% so với thực hiện năm trước. Những thông tin tích cực đã giúp HPG hồi phục và liên tiếp khởi sắc trong những phiên cuối tuần, sau phiên giảm khá sâu ngày đầu tuần 15/6.
Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và duy nhất 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 850 đồng (+3,21%) từ mức giá 26.500 đồng/CP lên 27.350 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cho FPT với giá mục tiêu 55.300 đồng/CP
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho FPT với giá mục tiêu 55.300 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 23,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,3%, theo giá đóng cửa hôm nay.
Không được như kỳ vọng của VCSC, sau tuần mất điểm trước đó, cổ phiếu FPT chỉ lình xình với mức biến động khá hẹp trong tuần vừa qua (từ 15-19/6). Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT không có biến động và giữ nguyên mức giá 47.000 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cho PTB với giá mục tiêu 79.800 đồng/CP
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PTB với giá mục tiêu 79.800 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 66% dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
Mặc dù kế hoạch kinh doanh năm 2020 đều sụt giảm so với thực hiện năm 2019 và thấp hơn mức dự báo của công ty chứng khoán, nhưng sau những phiên chịu áp lực bán mạnh từ cuối tuần trước, thậm chí giảm sàn phiên 11/6, cổ phiếu PTB đã hồi phục trong tuần qua.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 17/6 tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 3.100 đồng (+6,34%) từ mức giá 48.900 đồng/CP lên 52.000 đồng/CP.
* Theo BSC, có thể mở vị thế đối với MSH quanh vùng giá 34-35
Chỉ báo MACD vẫn đang cho thấy dấu hiệu điều chỉnh trong khi chỉ báo RSI đang cho thấy nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã quay lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang thành hình.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh quanh vùng giá 34-35 và có thể cân nhắc chốt lãi tại vùng kháng cự 40-42 trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 32.3.
Mặc dù trong tuần qua, MSH đã đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế giảm khá mạnh, lần lượt 27% và 54% so với thực hiện năm 2019, tuy nhiên, không nằm ngoài những nhận định và phân tích kỹ thuật của BSC, cổ phiếu MSH vẫn có 1 tuần giao dịch khởi sắc.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, trong đó phiên đầu tuần 15/6 giảm sàn và phiên 17/6 tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSH tăng 1.200 đồng (+3,45%) từ mức giá 34.800 đồng/CP lên 36.000 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị nắm giữ NT2, BVSC khuyến nghị trung lập, PHS khuyến nghị mua
MBS khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 22.300 đồng/CP. Trước tình hình thiếu khí cho phát điện và cần phải huy động nguồn điện chạy dầu, NT2 đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 khoảng 620 tỷ đồng, giảm 18% n/n.
Trong khi đó, BVSC tiếp tục duy trì khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu NT2. Mức giá mục tiêu cho NT2 theo Phương pháp DCF là 21.800 đồng/CP, cao hơn 2,1% so mức giá đóng cửa ngày 17/6/2020 là 21.350 đồng/CP.
Mặt khác, PHS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCF và P/E mục tiêu là 8.8x, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu NT2 là 27.900 đồng/CP, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NT2.
Trong tuần qua, Nhơn Trạch 2 đã tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên và lãnh đạo Công ty đã chia sẻ ước tính nửa đầu năm đạt 400 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 65% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, thông tin này cũng không giúp cổ phiếu NT2 duy trì đà tăng điểm trong những phiên cuối tuần.
Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 tăng 600 đồng (+2,91%) từ mức giá 20.650 đồng/CP lên 21.250 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho ACB và HDB
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho ACB và HDB với giá mục tiêu lần lượt 29.000 đồng/CP và 30.700 đồng/CP.
Trái với khuyến nghị của VCSC, cặp đôi cổ phiếu ngân hàng ACB và HDB đã không được như kỳ vọng đưa ra.
Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB giảm 100 đồng (-0,41%) từ mức giá 24.500 đồng/CP xuống 24.400 đồng/CP.
Trong khi đó, HDB đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HDB cũng giảm nhẹ 100 đồng (-0,37%) từ mức giá 26.900 đồng/CP xuống 26.800 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lời của STB xung quanh ngưỡng 13
Các chỉ báo xu hướng hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của STB. Chỉ báo động lượng RSI đang ở rất sát vùng quá mua nên cổ phiếu có thể có sự điều chỉnh trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của STB nằm tại mốc 11.2. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh ngưỡng 13, cắt lỗ nếu vùng giá 10.5 bị xuyên thủng.
Cũng không nằm ngoài xu hướng chung của bộ đôi cổ phiếu ngân hàng trên, tuần qua, cổ phiếu STB cũng chỉ có biến động nhẹ về giá. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STB chỉ nhích nhẹ 100 đồng (+0,85%) từ mức giá 11.800 đồng/CP lên 11.900 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 160.000 đồng/CP
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho SCS với giá mục tiêu 160.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 36,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,5%.
Sau tuần mất điểm trước đó, cổ phiếu SCS đã có những nhịp hồi phục, tuy nhiên, thông tin không mấy tích cực về các chỉ tiêu đưa ra trong năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm hơn 10% so với thực hiện năm 2019 khiến cổ phiếu này chỉ tiến nhẹ.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SCS tăng 2.500 đồng (+2,09%) từ mức giá 119.500 đồng/CP lên 122.000 đồng/CP.
* PHS khuyến nghị mua dành cho POW, PPC, GEG
Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2020 sẽ đạt 33.512 tỷ đồng (giảm 5% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 2.628 tỷ đồng (giảm 8%) cho cả năm 2020. Sử dụng phương pháp định giá DCF, EV/EBITDA với mục tiêu là 6.6x và P/E với mục tiêu là 10.9x; chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu POW là 12.800 đồng/CP, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW.
Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCF cùng với EV/EBITDA và P/E mục tiêu lần lượt là 6.6x và 7.5x, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu PPC là 28.300 đồng/CP, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PPC.
Còn đối với GEG, chúng tôi sử dụng phương pháp EV/EBITDA và P/E mục tiêu lần lượt là 17.6x và 12.5x, đồng thời cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu GEG là 23.400 đồng/CP và đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GEG.
Tuần qua, PHS đã đưa ra phân tích và nhận định đối với ngành điện cũng như các doanh nghiệp ngành điện. Mặc dù các doanh nghiệp ngành điện được đánh giá triển vọng khả quan nhưng diễn biến các cổ phiếu trong nhóm này không mấy tích cực trong tuần qua.
Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW giảm nhẹ 50 đồng (-0,48%) từ mức giá 10.450 đồng/CP xuống 10.400 đồng/CP.
Trong khi đó, dù không làm nhà đầu tư buồn nhưng cổ phiếu PPC cũng chỉ tăng nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC tăng 450 đồng (+1,88%) từ mức giá 23.950 đồng/CP lên 24.400 đồng/CP.
Tương tự, với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GEG tăng 400 đồng (+2,04%) từ mức giá 19.600 đồng/CP lên 20.000 đồng/CP.