Điện hạt nhân: Việt Nam nên áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay
(Tài chính) Đó là khuyến cáo của Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Hội thảo về đấu thầu và đánh giá thầu cho các dự án điện hạt nhân theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay (EPC) chính thức diễn ra ngày 23/3/2015 và kéo dài tới ngày 26/3 tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN nhận định, để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hiện đại thì các yêu cầu về đa dạng hóa nguồn năng lượng, đảm bảo cung cấp năng lượng an toàn, bền vững, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường là những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do vậy, phát triển điện hạt nhân là chiến lược dài hạn của Việt Nam bên cạnh việc tận dụng các nguồn tài nguyên trong nước và nhập khẩu năng lượng ở mức độ thích hợp.
Trong thời gian qua, Việt Nam nói chung và EVN nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm, trợ giúp của IAEA trong việc phát triển 19 cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, thông qua nhiều chương trình hội thảo, khóa đào tạo, tham quan học tập về điện hạt nhân trong nước và nước ngoài. Hội thảo lần này được tổ chức nhằm giới thiệu các vấn đề liên quan đến quy trình đấu thầu áp dụng cho các dự án lớn, đánh giá kinh tế đối với hồ sơ thầu và ký hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) cho nhà máy điện hạt nhân; tiêu chuẩn ISO liên quan đến đấu thầu xây dựng, tiêu chí đánh giá thầu trong trường hợp chỉ định thầu khi có hiệp định liên Chính phủ,…
Tại hội thảo, IAEA cũng đưa ra khuyến cáo, với những nước lần đầu tiên làm điện hạt nhân như Việt Nam thì nên áp dụng phương thức hợp đồng EPC. Do tính phức tạp và quy mô của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, một trong những vấn đề mà các quốc gia cần đặc biệt chú trọng là quá trình đấu thầu hợp đồng EPC từ việc lập thông số mời thầu, đánh giá thầu đến đàm phán và ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn. Ngoài ra, IAEA cũng đưa ra lời khuyên với các chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân khi bắt đầu quá trình đấu thầu cần có đủ đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và kinh tế để đánh giá thầu và đàm phán hợp đồng.
Trong thời gian qua, Việt Nam nói chung và EVN nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm, trợ giúp của IAEA trong việc phát triển 19 cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, thông qua nhiều chương trình hội thảo, khóa đào tạo, tham quan học tập về điện hạt nhân trong nước và nước ngoài. Hội thảo lần này được tổ chức nhằm giới thiệu các vấn đề liên quan đến quy trình đấu thầu áp dụng cho các dự án lớn, đánh giá kinh tế đối với hồ sơ thầu và ký hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) cho nhà máy điện hạt nhân; tiêu chuẩn ISO liên quan đến đấu thầu xây dựng, tiêu chí đánh giá thầu trong trường hợp chỉ định thầu khi có hiệp định liên Chính phủ,…
Tại hội thảo, IAEA cũng đưa ra khuyến cáo, với những nước lần đầu tiên làm điện hạt nhân như Việt Nam thì nên áp dụng phương thức hợp đồng EPC. Do tính phức tạp và quy mô của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, một trong những vấn đề mà các quốc gia cần đặc biệt chú trọng là quá trình đấu thầu hợp đồng EPC từ việc lập thông số mời thầu, đánh giá thầu đến đàm phán và ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn. Ngoài ra, IAEA cũng đưa ra lời khuyên với các chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân khi bắt đầu quá trình đấu thầu cần có đủ đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và kinh tế để đánh giá thầu và đàm phán hợp đồng.