Đón đầu xu hướng tài chính với 5 công nghệ Fintech hàng đầu tại Việt Nam
Bất chấp bối cảnh đại dịch COVID-19, lĩnh vực Fintech vẫn chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu trong 2 năm qua. Ngoài ra, Fintech còn đóng vai trò quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch một cách bền vững. Các giải pháp từ Fintech có thể giúp người dân và doanh nghiệp duy trì, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngay cả khi lệnh phong tỏa được ban hành, hỗ trợ các doanh Nghiệp mở cửa trở lại trong “trạng thái bình thường mới”. Nền tảng đổi mới sáng tạo BambuUP vừa chỉ ra 5 ứng dụng công nghệ nổi bật tại Việt Nam đón đầu xu hướng tài chính trong lĩnh vực Fintech.
Tăng mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngân hàng
Những ứng dụng công nghệ AI hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng có thể kể đến: chatbot, tự động hóa và làm cho quá trình liền mạch, thu thập và phân tích dữ liệu, danh mục đầu tư và quản lý tài sản, quản lý rủi ro, phân tích thực trạng tài chính, phát hiện gian lận và chống rửa tiền. 48% ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc công nghệ máy học (ML) để đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu, 40% ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương sẽ đầu tư vào các nền tảng quản lý API.
60% ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương sẽ phát triển hệ sinh thái của họ, tích hợp từ giải pháp fintech từ điện toán đám mây, làm phong phú giao dịch từ hệ thống cốt lõi của ngân hàng, hiểu được khách hàng của bạn (KYC), nhập môn và khởi đầu, tư vấn và thu tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể ứng dụng công nghệ để tương tác trực tiếp và tự động với người dùng trên đa nền tảng.
Nền tảng huy động vốn cộng đồng
Các công ty như Kickstarter, Patreon, GoFundMe và một vài cái tên khác minh họa phạm vi của fintech bên ngoài ngân hàng truyền thống. Các nền tảng huy động vốn cộng đồng cho phép người dùng internet gửi hoặc nhận tiền tới những người khác trên nền tảng.
Đây là hình thức huy động tiền vốn thông qua những đóng góp cá nhân nhỏ từ số đông và được thực hiện chủ yếu qua internet. Thay vì phải đến một ngân hàng truyền thống để vay, giờ đây những người khởi nghiệp có thể “đến” thẳng nhà đầu tư để được hỗ trợ về tài chính.
Blockchain và tiền điện tử
Tiền điện tử và blockchain là những ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của Fintech. Các sàn giao dịch tiền điện tử như Coinbase và Gemini kết nối người mua và người bán các loại tiền điện tử như bitcoin hoặc litecoin.
Nhưng ngoài tiền điện tử, các dịch vụ blockchain như BlockVerify tập trung vào các giải pháp chống hàng giả bằng cách sử dụng blockchain để xác định các sản phẩm giả mạo, hàng hóa bị đánh cắp và các giao dịch gian lận.
Cố vấn tài chính tự động và giao dịch chứng khoán trực tuyến
Bắt đầu xuất hiện ở thị trường tài chính vào năm 2008, các nền tảng cố vấn robo sử dụng những thuật toán để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư.
Từ đó đến nay, các robo advisor không ngừng phát triển về tính năng và hiệu suất hoạt động; đảm nhận nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp như: phân bổ tài sản, lựa chọn chứng khoán, tự động lập danh mục, tự động quản lý thực hiện tái cân bằng danh mục, giảm hóa đơn thuế và khai thác lỗ thuế (tax-loss harvesting), lập kế hoạch hưu trí…
Ứng dụng lập ngân sách
Trước đây, người tiêu dùng phải đặt ra một ngân sách riêng rồi theo dõi các hóa đơn, tính toán trên bảng tính excel để theo dõi tài chính của mình. Nhưng nhờ có fintech thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng dịch vụ tài chính, người tiêu dùng có thể dễ dàng theo dõi thu nhập và quản lý các khoản chi phí.
Các chuyên gia nhận định không quá khi nói rằng các công cụ lập ngân sách đã tạo nên một cuộc cách mạng về quản lý chi tiêu với người tiêu dùng, trong đó đáng chú ý có các ứng dụng lập ngân sách nổi tiếng là Intuit’s (INTU ), Money Lover, Moneykeeper, Timo.