Động lực tăng trưởng mới
(Tài chính) Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 21 đã chính thức khai mạc tại Bali, Indonesia trong nỗ lực tạo thêm những động lực mới cho tăng trưởng toàn cầu.
Được thành lập tháng 11/1989 với 12 thành viên, đến nay, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã trở thành cơ chế hợp tác kinh tế có quy mô lớn nhất trong khu vực với sự tham gia của 21 nền kinh tế. Chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới, có thể nói APEC đầy những tiềm năng to lớn.
Thực tế hơn hai thập kỷ qua cho thấy cùng với các cơ chế hợp tác khác như ASEAN, ASEAN với các đối tác, Liên kết kinh tế Đông Bắc Á..., APEC đã có những bước tiến dài trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng và tăng cường liên kết kinh tế khu vực. Theo hướng thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, thương mại nội khối đã tăng gần 7 lần, đạt 11.000 tỷ USD năm 2011; biểu thuế quan trung bình đã giảm gần 70%, trong đó chỉ riêng hai vòng đàm phán thành công cắt giảm 5% thuế quan đã tiết kiệm được gần 59 tỷ USD cho các giao dịch thương mại.
Thế nhưng phía trước APEC vẫn đầy những thách thức. Báo cáo mà Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho biết tăng trưởng của khu vực Đông Á đang suy giảm do Trung Quốc chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang thị trường nội địa. Các nền kinh tế lớn thuộc nhóm thu nhập trung bình như Indonesia, Malaysia và Thái Lan cũng chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng nhẹ do chịu ảnh hưởng bởi suy giảm đầu tư, giá hàng hóa thế giới đi xuống và xuất khẩu không như mong muốn.
Điều này đương nhiên sẽ tác động tiêu cực đến mục tiêu đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực. Chính vì thế mà tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, APEC tập trung thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác nhằm tăng cường liên kết kinh tế và ứng phó với các thách thức trong quá trình phục hồi và phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục nỗ lực cải cách. Trước những chuyển động sâu sắc tại khu vực, APEC cho rằng phải đẩy nhanh việc hoàn thành mục tiêu Bogor nhằm tự do hoá thương mại và đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020; tăng trưởng bền vững gắn với công bằng; tăng cường kết nối.
Đặc biệt, cơ cấu liên kết kinh tế trong khuôn khổ APEC sẽ được quan tâm nhằm kích hoạt những tầng nấc liên kết kinh tế mới, với nội hàm sâu rộng, mức cam kết cao. Nổi bật trong số đó có Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được các thành viên APEC phấn đấu cơ bản hoàn tất tại hội nghị Bali lần này. Các bên cũng khởi động đàm phán các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Đông Bắc Á…
Với Việt Nam, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất, chiếm khoảng 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. APEC không chỉ là một diễn đàn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, an ninh mà còn là một kênh hiệu quả để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và làm sâu sắc quan hệ song phương với các thành viên, trong đó có hầu hết những đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam.
Thực tế hơn hai thập kỷ qua cho thấy cùng với các cơ chế hợp tác khác như ASEAN, ASEAN với các đối tác, Liên kết kinh tế Đông Bắc Á..., APEC đã có những bước tiến dài trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng và tăng cường liên kết kinh tế khu vực. Theo hướng thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, thương mại nội khối đã tăng gần 7 lần, đạt 11.000 tỷ USD năm 2011; biểu thuế quan trung bình đã giảm gần 70%, trong đó chỉ riêng hai vòng đàm phán thành công cắt giảm 5% thuế quan đã tiết kiệm được gần 59 tỷ USD cho các giao dịch thương mại.
Thế nhưng phía trước APEC vẫn đầy những thách thức. Báo cáo mà Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho biết tăng trưởng của khu vực Đông Á đang suy giảm do Trung Quốc chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang thị trường nội địa. Các nền kinh tế lớn thuộc nhóm thu nhập trung bình như Indonesia, Malaysia và Thái Lan cũng chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng nhẹ do chịu ảnh hưởng bởi suy giảm đầu tư, giá hàng hóa thế giới đi xuống và xuất khẩu không như mong muốn.
Điều này đương nhiên sẽ tác động tiêu cực đến mục tiêu đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực. Chính vì thế mà tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, APEC tập trung thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác nhằm tăng cường liên kết kinh tế và ứng phó với các thách thức trong quá trình phục hồi và phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục nỗ lực cải cách. Trước những chuyển động sâu sắc tại khu vực, APEC cho rằng phải đẩy nhanh việc hoàn thành mục tiêu Bogor nhằm tự do hoá thương mại và đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020; tăng trưởng bền vững gắn với công bằng; tăng cường kết nối.
Đặc biệt, cơ cấu liên kết kinh tế trong khuôn khổ APEC sẽ được quan tâm nhằm kích hoạt những tầng nấc liên kết kinh tế mới, với nội hàm sâu rộng, mức cam kết cao. Nổi bật trong số đó có Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được các thành viên APEC phấn đấu cơ bản hoàn tất tại hội nghị Bali lần này. Các bên cũng khởi động đàm phán các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Đông Bắc Á…
Với Việt Nam, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất, chiếm khoảng 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. APEC không chỉ là một diễn đàn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, an ninh mà còn là một kênh hiệu quả để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và làm sâu sắc quan hệ song phương với các thành viên, trong đó có hầu hết những đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam.