Dự trữ ngoại hối quốc tế giảm khá sâu trong quý III/2022


(thitruongtaichinhtiente.vn) - Theo báo cáo cập nhật về tình hình ngoại hối quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cuối tháng 12/2022, tính đến cuối quý III/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt gần 11.599 tỷ USD, giảm khá sâu so với cuối quý trước đó. Tương tự, dự trữ đã phân bổ cũng giảm xuống con số khoảng 10.773 tỷ USD.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo báo cáo cập nhật về tình hình ngoại hối quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cuối tháng 12/2022, tính đến cuối quý III/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt gần 11.599 tỷ USD, giảm khá sâu so với cuối quý trước đó. Tương tự, dự trữ đã phân bổ cũng giảm xuống con số khoảng 10.773 tỷ USD.

Trong số dự trữ ngoại hối đã phân bổ, USD tiếp tục chiếm vị thế áp đảo với giá trị gần 6.442 tỷ USD, tăng nhẹ từ tỷ trọng còn 59,53% trong quý trước đó lên 59,79 tỷ USD, chủ yếu là do đồng tiền này tăng giá mạnh.

Đứng thứ hai là EUR, với giá trị gần 2.118 tỷ USD, giảm 0,11% so với quý trước xuống tỷ trọng 19,66%.

Tiếp đến là Yên Nhật, với giá trị gần 566 tỷ USD, tăng 0,08% so với quý trước; Bảng Anh, với giá trị 497 tỷ USD (4,62%); Nhân dân tệ (CNY), với giá trị 297,8 tỷ USD, giảm 0,12% so với quý trước xuống tỷ trọng 2,76%...

Theo thống kê của Wikipedia, top 10 quốc gia nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế bao gồm: Trung Quốc với 3.289,992 tỷ USD (dữ liệu tháng 11/2022), tăng 74,576 tỷ USD so với dữ liệu trước đó; Nhật Bản (1.226,332 tỷ USD, giảm 31,764 tỷ USD so với dữ liệu trước đó);

Thụy Sỹ (885,057 tỷ USD, giảm 1,723 tỷ USD so với dữ liệu trước đó); CHLB Nga (581,7 tỷ USD, không thay đổi so với dữ liệu trước đó); Ấn Độ (562,808 tỷ USD, giảm 691 triệu USD so với dữ liệu trước đó); Đài Loan, Trung Quốc với 552,201 tỷ USD, tăng 9,41 tỷ USD so với dữ liệu trước đó; A rập Xê út (470,727 tỷ USD, tăng 8,0 tỷ USD so với dữ liệu trước đó); Hồng Kông.

Trung Quốc (423,2 tỷ USD, tăng 4,0 tỷ USD so với dữ liệu trước đó); Hàn Quốc (414,006 tỷ USD, giảm 2,764 tỷ USD so với dữ liệu trước đó); Brazil (331,505 tỷ USD, tăng 5,959 tỷ USD so với dữ liệu trước đó).

Tại bảng thống kê này, Singapore tụt từ vị trí thứ 10 xuống thứ 11, nhường chỗ cho Brazil.

Mặc dù sụt giảm xuống 92 tỷ USD (dữ liệu tháng 8/2022), xếp thứ 25 trong bảng thống kê, nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn được cho là đủ để đối phó với những diễn biến bất thường trên thị trường trong và ngoài nước.

Được biết, dữ liệu này được tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên và phi thành viên IMF cùng những thực thể khác có nắm giữ ngoại hối quốc tế. Dự trữ ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng, tiền gửi ngoại tệ, trái phiếu kho bạc và chứng khoán khác của chính phủ...

Theo Xuân Thanh/thitruongtaichinhtiente.vn