Xin Tổng cục trưởng đánh giá vài nét về những nỗ lực vượt khó cũng như một số kết quả nổi bật của ngành Hải quan trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012?

Năm 2012, ngành Hải quan được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN là 223.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tác động khó khăn của suy thoái kinh tế, cùng sự thay đổi của một số chính sách thuế, áp dụng các giải pháp hạn chế nhập siêu dẫn đến việc giảm thu ngân sách năm 2012. Tính đến ngày 31/12/2012, số thu toàn Ngành đạt 197.845 tỷ đồng. Trong đó, thuế xuất nhập khẩu (XNK), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường là 72,048 tỷ đồng và 125,797 tỷ đồng từ thuế giá trị gia tăng.

http://dddn.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/05/05/DSC0675.jpg
ông Nguyễn Ngọc Túc - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Tuy số thu năm 2012 không đạt dự toán nhưng trong điều kiện hiện nay, những kết quả đã đạt được cũng phản ánh những nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, công chức ngành Hải quan. Mặc dù số thu từ hoạt động XNK giảm (số thu từ hàng nhập khẩu giảm tương đương 31.511 tỷ đồng so với dự toán) nhưng ngành Hải quan vẫn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chống thất thu qua công tác kiểm tra sau thông quan. Theo đó, số tiền ngành Hải quan phát hiện, truy thu là 1.248 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2011, đạt 121,89%; số tiền đã truy thu đạt 841,64 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2011. Việc phát hiện, bắt giữ các vụ việc buôn lậu lớn, công tác thu hồi nợ đọng cũng góp phần tăng thu cho NSNN.

Ngay từ những ngày đầu năm 2012, các giải pháp thu NSNN đã được Tổng cục Hải quan nhanh chóng triển khai, phổ biến tới từng cục hải quan địa phương. Cụ thể, các đơn vị thường xuyên theo dõi, quản lý sát tình hình thu nộp NSNN; tập trung xử lý thu hồi thuế nợ đọng tại các doanh nghiệp (DN) có nợ thuế lớn; phân loại, lập danh sách các DN có độ rủi ro cao để theo dõi và có biện pháp quản lý chặt chẽ; thu đúng, thu đủ những nguồn được xem là lợi thế của từng đơn vị nhằm hạn chế thất thoát cho NSNN; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.

Bên cạnh đó, tăng cường chống thất thu trong việc thực hiện các quy định về phân loại hàng hóa, áp thuế suất, kiểm tra sau thông quan, quản lý chặt chẽ hàng tạm nhập - tái xuất... Đồng thời, triển khai mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra, chống thất thu và gian lận thương mại về số lượng, trị giá, mã số, mức thuế...; kiểm soát chặt chẽ việc lợi dụng một số cơ chế, chính sách của Nhà nước để trốn thuế. Công tác kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật được chú trọng, giúp DN nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật; tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN, phát hiện kịp thời sai sót và các hành vi gian lận, trốn thuế để thực hiện xử lý.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng được ngành Hải quan thực hiện quyết liệt trong thời gian qua là chống thất thu, nợ đọng và gian lận qua tạm nhập - tái xuất… Kết quả đạt được trong năm 2012 như thế nào, thưa ông?

Về tình hình nợ thuế xuất, nhập khẩu, năm 2012, ngành Hải quan đã chú trọng tăng cường công tác đôn đốc, cưỡng chế để thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên, số nợ thuế chuyên thu quá hạn vẫn còn tồn đọng nhiều bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc cho áp dụng ân hạn thuế dẫn đến tình trạng một số DN lợi dụng chây ỳ không chịu nộp thuế đúng thời hạn để chiếm dụng vốn, không nộp thuế đúng hạn mặc dù DN vẫn có khả năng thanh toán rồi bỏ trốn hoặc tự giải thể. Từ đó dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế luôn phát sinh, nợ kéo dài gây thất thu cho NSNN và gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ đọng của ngành Hải quan.

Kết quả thực hiện Chương trình AEO bước đầu cho thấy những “điểm sáng” mới trong
mối quan hệ giữa hải quan và DN. Đó chính là lợi ích đem lại cho cả hai phía trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời vẫn tạo điều kiện XNK thuận lợi cho DN.

Bên cạnh đó, việc phối hợp của các cơ quan chức năng hiện nay trong thực hiện thu hồi nợ thuế, cung cấp về thông tin người nộp thuế vẫn chưa thật hiệu quả. Cơ quan hải quan vẫn còn thiếu nhiều thông tin. Công tác phối hợp với các đơn vị ngoài ngành (cơ quan thuế, công an, toà án…) còn hạn chế, rời rạc, mang tính cục bộ, chưa hỗ trợ tích cực cho yêu cầu quản lý thuế do quy định về cơ chế phối hợp chưa chặt chẽ. Mặt khác, nhiều DN gặp khó khăn về tài chính do các đối tác nước ngoài giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến việc thanh khoản, nộp thuế. Một số DN rơi vào tình trạng khó khăn phải giải thể, phá sản hoặc có nguy cơ giải thể, phá sản cũng là tình trạng chung làm cho tình hình thanh toán nợ thuế chậm, làm tăng nợ thuế. Về việc quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất, trong thời gian vừa qua, ngành Hải quan đã nỗ lực triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch thu NSNN năm 2012, trong đó có giải pháp liên quan đến công tác quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất. Cụ thể: Tăng cường chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện rà soát, kiểm tra và ấn định thuế đối với các lô hàng tạm nhập - tái xuất hết thời hạn lưu giữ tại Việt Nam, mà DN chưa thực hiện thanh khoản hồ sơ tạm nhập. Đồng thời, xây dựng và triển khai các kế hoạch tăng cường kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất. Kết quả đã kiểm soát, cơ bản ngăn chặn tình trạng buôn lậu, trốn thuế thông qua hình thức tạm nhập - tái xuất, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; phát hiện những bất cập về cơ chế chính sách, quy định pháp luật, quy trình thủ tục và công tác quản lý của các cơ quan chức năng để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, sửa đổi bổ sung; chấn chỉnh công tác quản lý, không để phát sinh thêm hàng hóa tồn đọng đồng thời cảnh báo các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý.

Năm 2012 cũng đánh dấu sự xác lập và phá án thành công Chuyên án XD-612 bắt giữ được 04 tầu thẩm lậu xăng dầu vào nội địa, vi phạm quy định về loại hình tạm nhập - tái xuất, thu giữ 1.650 tấn xăng, trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 27 tỷ đồng. Cùng với đó, xác lập và phá án thành công Chuyên án XKH12 bắt giữ buôn lậu 422 tấn xăng tạm nhập - tái xuất của Công ty Xăng dầu Hàng Không, trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 8 tỷ đồng.

Bên cạnh những nỗ lực trên, công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan cũng đã được nâng lên tầm cao mới trong năm qua, xin ông cho biết kết quả tiêu biểu từ công tác này?

Năm 2012 là năm ngành Hải quan khá bận rộn với việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề có tầm quan trọng trong lĩnh vực Hải quan. Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế; Tiến hành xây dựng dự thảo Luật Hải quan sửa đổi nhằm khắc phục việc thiếu đồng bộ với các Luật liên quan, đồng thời, thực hiện cải cách thủ tục hải quan theo hướng nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK, hiện đại hoá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan.

Kết quả thực hiện Chương trình AEO bước đầu cho thấy những “điểm sáng” mới trong
mối quan hệ giữa hải quan và DN. Đó chính là lợi ích đem lại cho cả hai phía trong việc
đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời vẫn tạo điều kiện XNK thuận lợi cho DN.

Cũng trong năm 2012, Tổng cục Hải quan đã trình Chính phủ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chính thức TTHQĐT từ 01/01/2013; Trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định 87/2012/NĐ-CP; Tổng cục Hải quan đã ban hành các quy trình hướng dẫn trong toàn ngành về thực hiện TTHQĐT…

Tính đến tháng 12/2012, TTHQĐT thí điểm đã được triển khai tại 21/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố; tại 102/114 chi cục và với gần 42.000 DN thực hiện, chiếm tỷ lệ gần 89% so với số DN thực hiện thủ tục hải quan trên toàn quốc. Ngành Hải quan đã thí điểm áp dụng chữ ký số tại các cục hải quan tỉnh, thành phố đãtriển khai TTHQĐT; chuẩn bị hạ tầng, trang thiết bị để triển khai thủ tục hải quan điện tử cho 13 cục hải quan tỉnh, thành phố còn lại; triển khai Đề án xây dựng cổng thanh toán điện tử, trao đổi thông tin về các khoản thu ngân sách giữa Hải quan và ngân hàng thương mại: đã kết nối, trao đổi thông tin với 9 ngân hàng về các khoản thu ngân sách, triển khai hình thức thanh toán điện tử tại 9/34 cục hải quan địa phương, với số lượng địa điểm thực hiện là 72/208 địa điểm làm thủ tục hải quan; triển khai thí điểm hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh theo Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/3/2011.

Ngành Hải quan đang thực hiện theo đúng tiến độ đối với dự án “Xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam” (gọi tắt dự án VNACCS/VCIS): Hoàn thành việc xây dựng thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết của hệ thống VNACCS/VCIS. Đây là dự án song phương quan trọng có quy mô lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực Hải quan mà khi được triển khai thành công sẽ là hệ thống xử lý thủ tục hành chính toàn diện, quy mô là cốt lõi của Cơ chế một cửa Quốc gia mà Việt Nam đã cam kết thực hiện cùng các nước ASEAN.

Bên cạnh đó, Nghị định 87/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách hiện đại hóa của ngành Hải quan, chuyển đổi phương thức quản lý từ thủ công sang điện tử. TTHQĐT sẽ được thực hiện theo đúng nghĩa tự động hóa, khi đó các khâu tiếp nhận, kiểm tra, phân luồng tờ khai sẽ được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Đặc biệt, Nghị định 87/2012/NĐ-CP còn quy định cụ thể về việc sử dụng chữ ký số trong thực hiện TTHQĐT. DN có trách nhiệm sử dụng chữ ký số khi thực hiện các thủ tục khai báo với cơ quan Hải quan đồng thời được quyền khai thủ tục hải quan 24/7 thay vì trong giờ hành chính như trước đây.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ giúp ngành Hải quan đạt được chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cao trong ngành Tài chính, từ vị trí số 4 trong năm 2011 vươn lên giữ vị trí số 1 trong năm 2012.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách hiện đại hóa, ngành Hải quan không thể thiếu sự đồng tình, sẵn sàng, đồng hành của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến Hải quan. Năm 2012, bên cạnh việc tiếp tục triển khai Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, ngành Hải quan còn đẩy mạnh triển khai thực hiện thí điểm Chương trình DN ưu tiên (AEO) theo quy định tại Thông tư 63/2011/TT-BTC ngày 13/05/2011 của Bộ Tài chính. Kết quả thực hiện Chương trình AEO bước đầu cho thấy những “điểm sáng” mới trong mối quan hệ giữa hải quan và DN. Đó chính là lợi ích đem lại cho cả hai phía trong việc đảm bảo an ninh quốc gia đồng thời vẫn tạo điều kiện XNK thuận lợi cho DN, giúp DN giảm thời gian thông quan hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi; giảm chi phí thời gian. Ngoài ra, ngành Hải quan còn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc lắng nghe ý kiến khách hàng thông qua việc tổ chức các Hội nghị đối thoại DN. Trong những tháng cuối năm 2012, Tổng cục hải quan đã phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Dự án hỗ trợ thực thi pháp luật hội nhập kinh tế (USAID STAR PLUS) khảo sát sự hài lòng của DN đối với hoạt động hải quan. Đây là bước đột phá, thể hiện quyết tâm cải cách, tinh thần cầu thị của lãnh đạo và ngành Hải quan. Kết quả khảo sát sẽ đem lại cái nhìn khách quan, thực tế về hoạt động hải quan, là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan nhằm giảm chi phí và thời gian thực hiện; xây dựng và củng cố hợp tác giữa hải quan và DN.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, để vượt qua những khó khăn thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngành Hải quan đã có kế hoạch và giải pháp gì cho năm 2013, thưa ông?

Từ những kết quả công tác đã đạt được trong năm 2012, ngành Hải quan tiếp tục khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác được Chính phủ, Bộ Tài chính giao năm 2013. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các nhiệm vụ về thu NSNN, công tác cải cách hiện đại hóa hải quan, tăng cường các biện pháp cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là công tác xây dựng thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với một số lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ giúp ngành Hải quan đạt được chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cao trong ngành Tài chính, từ vị trí số 4 trong năm 2011 vươn lên giữ vị trí số 1 trong
năm 2012.
Từ đó, ngành Hải quan xác định những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 là xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển các năm sau. Một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Một là, phối hợp với các đơn vị trong Bộ Tài chính và các cơ quan Chính phủ để chủ động đề xuất, thực hiện việc khắc phục cơ bản những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý hải quan đối với các loại hình tạm nhập - tái xuất, đầu tư gia công, kho ngoại quan, khu kinh tế cửa khẩu… đồng thời, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu;

Hai là, mở rộng TTHQĐT theo chiều sâu trong đó tập trung đưa vào áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại đối với hàng hóa XNK thương mại; tiếp tục triển khai Quyết định 48/2011/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa Quốc gia; kết nối với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương để thực hiện 7 thủ tục hành chính liên quan tới XNK; tái cơ cấu hệ thống tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, thống nhất nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hoá quy trình thủ tục hải quan với phương pháp quản lý và đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị hiện đại;

Ba là, tăng cường năng lực công tác quản lý rủi ro;

Bốn là, thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN giao;

Năm là, xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh; tăng cường phát triển nguồn nhân lực; duy trì kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi nhiệm vụ, chống các biểu hiện tiêu cực.

Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác đặt ra trong năm 2013, ngành Hải quan sẽ tập trung mọi nguồn lực, giải pháp khắc phục khó khăn, khẩn trương giải quyết các công việc còn vướng mắc, tồn đọng. Bên cạnh đó, Ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các mặt công tác theo Tuyên ngôn phục vụ khách hàng: “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”. Từ đó, thúc đẩy hoạt động XNK, tạo thuận lợi cho DN, hoàn thành các nhiệm vụ mà Chính phủ, Bộ Tài chính giao phó.

Xin cảm ơn ông!

Đưa cải cách, hiện đại hóa Hải quan lên tầm cao mới

Đỗ Hải

(Tài chính) Năm 2012 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức đã tác động không nhỏ đến hoạt động thu ngân sách của ngành Hải quan. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thách thức, ngành Hải quan vẫn gặt hái được những thành công, nổi bật nhất là đưa công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan lên một tầm cao mới. Nhân dịp đầu Xuân, Tạp chí Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Túc - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về những kết quả đạt được và giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong năm mới.

Xem thêm

Video nổi bật