Đua tăng trưởng tín dụng và nguy cơ nợ xấu
(Tài chính) Tình hình tăng trưởng cho vay đến cuối tháng 9 của các ngân hàng vẫn chưa khả quan khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng chỉ mới đạt khoảng 6,05%. Như vậy trong 3 tháng còn lại, để đạt được mục tiêu 12%, mỗi tháng tín dụng phải đạt khoảng 2%. Chính vì vậy, hiện nay các ngân hàng đang lao vào một cuộc đua giảm lãi suất vay nhằm tạo ra tính hấp dẫn để kích cầu.
Chuẩn bị cho "mùa" tín dụng cuối năm, các ngân hàng thương mại đang ồ ạt tung ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi để kích cầu vốn. Nhiều ngân hàng khác liên tục cạnh tranh khi đưa lãi suất vay xuống cực thấp đối với cho vay tiêu dùng, thậm chí là 0%.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã xin nới “room” tín dụng và được Ngân hàng nhà nước chấp nhận. Đơn cử như mới đây, NamA Bank xin tăng "room" lên 30% để đón đầu nhu cầu vốn của doanh nghiệp dịp cuối năm. OCB, HDBank, SeABank... cũng đã được Ngân hàng nhà nước đồng ý tăng “room” so với chỉ tiêu được cấp đầu năm.
Không ồ ạt và dễ dãi như trước đây nhưng cuộc đua tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh này đang tạo ra những lo ngại. Lãnh đạo về tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, hoạt động ngân hàng dù muốn hay không vẫn phải bảo đảm đạt được mức lợi nhuận tối thiểu. Mà hiện các ngân hàng nội đang dựa vào lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng. Do vậy, áp lực về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là rất lớn. Nhưng cái khó của ngành ngân hàng vẫn là phải đẩy được vốn ra nền kinh tế.
ngân hàng đang dồn sức khai thác triệt để "mùa" sản xuất, tiêu dùng cuối năm để đẩy vốn ra nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đẩy vốn vẫn là bài toán nan giải trong bối cảnh sức cầu yếu, doanh nghiệp không tha thiết mở rộng kinh doanh. Hiện nay có tới 70-80% doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu vay vốn. Vì vậy, nếu muốn đẩy tín dụng ra, thì chỉ có cách hạ chuẩn tín dụng, mà đây là điều không thể nên đành phải đẩy ra cho vay tiêu dùng.
Các ngân hàng đang áp dụng “chiến thuật” là cho nhân viên liên hệ với các cơ quan hành chính sự nghiệp, chào mời cán bộ công nhân viên vay tiêu dùng. Mỗi nhân viên bán hàng hằng ngày phải “gõ cửa” từng khách hàng để chào mời. Tuy nhiên, dù triển khai nhiều chương trình tín dụng cá nhân nhưng để "kích" tăng trưởng tín dụng mảng này là không dễ.
Lý do là hiện các nhu cầu tiêu dùng như vay mua ôtô, vay du học... không nhiều, chủ yếu là khách có nhu cầu thực sự về nhà ở vay mua nhà. Nhưng, không phải khách hàng nào cũng có thể tiếp cận được vốn vay mua nhà của ngân hàng; bên cạnh việc chứng minh được khả năng trả nợ, khách hàng phải có thêm tài sản thế chấp. Đây là điều kiện không phải người có nhu cầu thực sự về nhà ở nào cũng đáp ứng được.
Và một khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đè nặng lên nhân viên kinh doanh và cả hệ thống sẽ dẫn đến việc bước vào “vết xe đổ”. Đơn cử chỉ nhìn qua chương trình vay cá nhân. Hiện khách hàng không muốn vay vì không biết vay để làm gì. Các ngân hàng biết điều này nên hiện nay các chương trình cấp tín dụng ồ ạt qua thẻ tín dụng đang được ngân hàng rào riết đẩy nhanh. Với loại hình này, ngân hàng không quan tâm mục đích sử dụng vốn ngoài mục đích là vay tiêu dùng, quan trọng là khi có số tiền luôn sẵn sàng bên cạnh thì khả năng khách hàng sẵn sàng chi tiêu là rất cao.
Tuy vậy, loại hình này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Khi khách hàng “nhắm mắt” vay bằng mọi giá thì chắc chắn khả năng thu hồi vốn sẽ khó khăn, nợ xấu khó xử lý vì không có tài sản thế chấp. Mặc dù không công bố nhưng có ngân hàng cho biết nợ xấu từ thẻ tín dụng gần đây đã tăng gấp đôi do thu nhập của chủ thẻ giảm hoặc những khó khăn về tài chính cá nhân khiến khoản nợ “tiêu trước trả sau” trở thành gánh nặng. Nhiều trường hợp ngân hàng buộc phải thương lượng để thu hồi vốn tối đa trong khả năng chi trả của khách hàng, tránh kiện ra tòa vì món nợ không lớn. Chính vì vậy mà mới đây cũng chính Ngân hàng nhà nước đã phải cảnh báo các ngân hàng thương mại về khả năng rủi ro của nghiệp vụ này.
Các chuyên gia cảnh báo, ngân hàng đang đứng trước áp lực tăng trưởng tín dụng nên tìm mọi cách đẩy vốn ra, trong đó có phát triển cho vay tiêu dùng. Đây có thể là mầm mống của rủi ro và nó có thể xảy ra sau vài năm tới, như bài học đã từng xảy ra năm 2009. Thực tế đã chứng minh, sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng dễ dãi, hệ thống ngân hàng phải mất một thời gian dài để xử lý. Việc nợ xấu của các ngân hàng vẫn đang gia tăng trong giai đoạn cuối năm có thể là một chỉ báo. Bản thân nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng từng bày tỏ quan điểm: Các ngân hàng không nhất thiết phải chạy theo mục tiêu tăng trưởng 12% và không nên cho vay bằng mọi cách. Nếu không cẩn trọng sẽ lặp lại vòng xoáy nợ xấu, tăng trưởng nóng như thời gian qua.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã xin nới “room” tín dụng và được Ngân hàng nhà nước chấp nhận. Đơn cử như mới đây, NamA Bank xin tăng "room" lên 30% để đón đầu nhu cầu vốn của doanh nghiệp dịp cuối năm. OCB, HDBank, SeABank... cũng đã được Ngân hàng nhà nước đồng ý tăng “room” so với chỉ tiêu được cấp đầu năm.
Không ồ ạt và dễ dãi như trước đây nhưng cuộc đua tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh này đang tạo ra những lo ngại. Lãnh đạo về tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, hoạt động ngân hàng dù muốn hay không vẫn phải bảo đảm đạt được mức lợi nhuận tối thiểu. Mà hiện các ngân hàng nội đang dựa vào lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng. Do vậy, áp lực về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là rất lớn. Nhưng cái khó của ngành ngân hàng vẫn là phải đẩy được vốn ra nền kinh tế.
ngân hàng đang dồn sức khai thác triệt để "mùa" sản xuất, tiêu dùng cuối năm để đẩy vốn ra nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đẩy vốn vẫn là bài toán nan giải trong bối cảnh sức cầu yếu, doanh nghiệp không tha thiết mở rộng kinh doanh. Hiện nay có tới 70-80% doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu vay vốn. Vì vậy, nếu muốn đẩy tín dụng ra, thì chỉ có cách hạ chuẩn tín dụng, mà đây là điều không thể nên đành phải đẩy ra cho vay tiêu dùng.
Các ngân hàng đang áp dụng “chiến thuật” là cho nhân viên liên hệ với các cơ quan hành chính sự nghiệp, chào mời cán bộ công nhân viên vay tiêu dùng. Mỗi nhân viên bán hàng hằng ngày phải “gõ cửa” từng khách hàng để chào mời. Tuy nhiên, dù triển khai nhiều chương trình tín dụng cá nhân nhưng để "kích" tăng trưởng tín dụng mảng này là không dễ.
Lý do là hiện các nhu cầu tiêu dùng như vay mua ôtô, vay du học... không nhiều, chủ yếu là khách có nhu cầu thực sự về nhà ở vay mua nhà. Nhưng, không phải khách hàng nào cũng có thể tiếp cận được vốn vay mua nhà của ngân hàng; bên cạnh việc chứng minh được khả năng trả nợ, khách hàng phải có thêm tài sản thế chấp. Đây là điều kiện không phải người có nhu cầu thực sự về nhà ở nào cũng đáp ứng được.
Và một khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đè nặng lên nhân viên kinh doanh và cả hệ thống sẽ dẫn đến việc bước vào “vết xe đổ”. Đơn cử chỉ nhìn qua chương trình vay cá nhân. Hiện khách hàng không muốn vay vì không biết vay để làm gì. Các ngân hàng biết điều này nên hiện nay các chương trình cấp tín dụng ồ ạt qua thẻ tín dụng đang được ngân hàng rào riết đẩy nhanh. Với loại hình này, ngân hàng không quan tâm mục đích sử dụng vốn ngoài mục đích là vay tiêu dùng, quan trọng là khi có số tiền luôn sẵn sàng bên cạnh thì khả năng khách hàng sẵn sàng chi tiêu là rất cao.
Tuy vậy, loại hình này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Khi khách hàng “nhắm mắt” vay bằng mọi giá thì chắc chắn khả năng thu hồi vốn sẽ khó khăn, nợ xấu khó xử lý vì không có tài sản thế chấp. Mặc dù không công bố nhưng có ngân hàng cho biết nợ xấu từ thẻ tín dụng gần đây đã tăng gấp đôi do thu nhập của chủ thẻ giảm hoặc những khó khăn về tài chính cá nhân khiến khoản nợ “tiêu trước trả sau” trở thành gánh nặng. Nhiều trường hợp ngân hàng buộc phải thương lượng để thu hồi vốn tối đa trong khả năng chi trả của khách hàng, tránh kiện ra tòa vì món nợ không lớn. Chính vì vậy mà mới đây cũng chính Ngân hàng nhà nước đã phải cảnh báo các ngân hàng thương mại về khả năng rủi ro của nghiệp vụ này.
Các chuyên gia cảnh báo, ngân hàng đang đứng trước áp lực tăng trưởng tín dụng nên tìm mọi cách đẩy vốn ra, trong đó có phát triển cho vay tiêu dùng. Đây có thể là mầm mống của rủi ro và nó có thể xảy ra sau vài năm tới, như bài học đã từng xảy ra năm 2009. Thực tế đã chứng minh, sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng dễ dãi, hệ thống ngân hàng phải mất một thời gian dài để xử lý. Việc nợ xấu của các ngân hàng vẫn đang gia tăng trong giai đoạn cuối năm có thể là một chỉ báo. Bản thân nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng từng bày tỏ quan điểm: Các ngân hàng không nhất thiết phải chạy theo mục tiêu tăng trưởng 12% và không nên cho vay bằng mọi cách. Nếu không cẩn trọng sẽ lặp lại vòng xoáy nợ xấu, tăng trưởng nóng như thời gian qua.