Sau 5 năm triển khai Luật số 69/2014/QH13 ngày 26 /11/2014 của Quốc hội về Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực, tạo ra làn sóng mới, xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam.
Cũng như vốn nói chung, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là một yếu tố động và có thể thay đổi hình thái giá trị và vật chất trong quá trình vận động của chu trình sản xuất - kinh doanh.
Thời gian qua, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán đã cho thấy sự chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này còn chậm do nhiều nguyên nhân gồm cả khách quan và chủ quan, do vậy, cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, quyết liệt và sự vào cuộc thực sự của nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong thời gian tới.
Vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng để hình thành và duy trì doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng; những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Việc triển khai Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít vướng mắc, bất cập.