Ghi dấu một năm vượt khó của Hải quan Việt Nam - Ảnh 1
Ông Nguyễn Ngọc Túc
Phóng viên: Một năm đầy khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng đã khép lại. Xin Tổng cục trưởng điểm qua một số kết quả nổi bật của Tổng cục Hải quan trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013?

Ông Nguyễn Ngọc Túc: Năm 2013, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ thu ngân sách của Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên, lường trước được những thách thức và xác định rõ thu ngân sách là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, nên ngay khi bước vào năm 2013, Tổng cục Hải quan đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt kết quả thu cao nhất. Toàn hệ thống Hải quan đã đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại về trị giá tính thuế, phân loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa; kiểm tra sau thông quan, thu hồi nợ thuế, hạn chế tối đa nợ thuế mới...với tinh thần trách nhiệm cao.

Qua đó, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng 2013 năm đạt 120,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2012; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 119,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu có thuế chỉ 8,4 tỷ USD giảm 14,9% so với cùng kỳ năm 2012, kim ngạch nhập khẩu có thuế chỉ đạt 59,4 tỷ USD tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2012, nhưng số thu ngân sách tính đến 31/12/2013 của Hải quan Việt Nam đạt 221.400 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu điều chỉnh của Quốc hội hơn 5.000 tỷ đồng.

Thực tế là khi nền kinh tế càng khó khăn thì hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2013 càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, do chủ động nắm sát địa bàn và có các kế hoạch, phương án đấu tranh ngay từ đầu năm nên tình trạng này đã được Hải quan Việt Nam kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, từ 16/12/2012 đến 15/11/2013, toàn hệ thống Hải quan Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ được 20.298 vụ vi phạm (trong đó có 640 vụ việc liên quan đến ma túy; 934 vụ liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; 16.698 vụ vi phạm hành chính...), trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 551,85 tỷ đồng (số vụ vi phạm giảm 8%, trị giá tăng 49,88% so với năm 2012). Số đã xử lý, thu nộp ngân sách đạt gần 139,40 tỷ đồng...

Năm 2013 cũng là năm Hải quan Việt Nam “tuyên chiến” mạnh mẽ với tình trạng nợ đọng, gian lận thuế. Vậy kết quả cụ thể như thế nào, thưa ông?

Trước đây, các quy định pháp luật về quản lý thuế, thành lập doanh nghiệp (DN) theo hướng tạo thuận lợi cho DN nên nhiều DN lợi dụng sự thông thoáng để chây ỳ nợ thuế rồi bỏ trốn, để lại những khoản nợ thuế khó đòi cho NSNN. Để khắc phục tình trạng trên, Tổng cục Hải quan đã kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật số 21/2013/ QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế; Ban hành Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 và Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 hướng dẫn Luật và Nghị định... Các quy định mới đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ trong việc quản lý, xử lý nợ thuế, khắc phục tình trạng chây ỳ, trốn thuế...

Song song với việc kiến nghị, xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, Tổng cục Hải quan cũng tập trung nâng cấp Hệ thống kế toán thuế (hệ thống KT559); Thành lập Ban thu hồi nợ thuế; Phối hợp cùng với cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan thu hồi nợ thuế. Tính đến 31/10/2013, nợ thuế quá hạn chuyên thu toàn hệ thống Hải quan Việt Nam đạt khoảng 6.333 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ thuế chuyên thu quá hạn đến 31/10/2013 so với số thu ước thực hiện năm 2013 (6.333/218.000 tỷ đồng) là 2,91% giảm khoảng 8,8% so với cùng kỳ năm 2012. Công tác quản lý nợ thuế theo Luật Quản lý thuế cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Mặt khác, công tác kiểm tra sau thông quan cũng được Tổng cục Hải quan tăng cường thực hiện, tập trung vào các chuyên đề, lĩnh vực có rủi ro cao, DN trọng điểm. Tính đến ngày 04/12/2013, Tổng cục Hải quan đã thực hiện kiểm tra sau thông quan 2.097 cuộc, quyết định truy thu hơn 1.560 tỷ đồng, đã thực thu vào NSNN 1.295 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2012.

Công tác cải cách, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của Hải quan Việt Nam trong năm 2013 tiếp tục được đánh giá cao. Ông có thể cho biết những nét nổi bật trong lĩnh vực này?

Trong năm 2013, Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động cải cách, hiện đại hóa hải quan trên các mặt như:

Về công tác xây dng th chế hải quan: Trong năm 2013, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện dự thảo Luật Hải quan sửa đổi để trình Quốc hội cho ý kiến vào ký họp cuối năm 2013. Dự thảo Luật đã nhận được sự phản hồi rất tích cực từ phía Quốc hội về tinh thần cải cách, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao vai trò quản lý của hải quan.

Tính đến ngày 04/12/2013, Tổng cục Hải quan đã thực hiện kiểm tra sau thông quan 2.097 cuộc, quyết định truy thu hơn 1.560 tỷ đồng, đã thực thu vào NSNN 1.295 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2012.


Cùng với đó, Tổng cục Hải quan đã trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) và các hoạt động cải cách hiện đại hóa như: Thông tư 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với DN đủ điều kiện; Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu…

Đồng thời, Tổng cục Hải quan đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hải quan theo hướng nội luật hoá các cam kết quốc tế, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu, hiện đại hoá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan.

Về trin khai TTHQĐT: Hệ thống Hải quan tổ chức triển khai chính thức TTHQĐT theo Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định 87/2012/NĐ-CP. Tính đến 15/11/2013, TTHQĐT đã chính thức triển khai tại 100% Cục Hải quan, 100% Chi cục hải quan tại các địa bàn trọng điểm, 83,33% loại hình, 95% kim ngạch, với 47.776 DN thực hiện, chiếm tỷ lệ 95,55% số lượng DN thực hiện thủ tục hải quan trên toàn quốc. Thủ tục hải quan đã được tự động hóa tại các khâu như tiếp nhận, đăng ký, phân luồng và một phần thanh toán thuế điện tử; thời gian đăng ký tờ khai hải quan 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; đảm bảo triển khai đúng quy định của pháp luật giao dịch điện tử từ 01/11/2013.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng triển khai áp dụng chữ ký số tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đãtriển khai TTHQĐT; Triển khai Đề án xây dựng cổng thanh toán điện tử, trao đổi thông tin về các khoản thu ngân sách giữa Hải quan và ngân hàng thương mại. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã thực hiện ký Thoả thuận hợp tác trao đổi thông tin với 13 ngân hàng thương mại, triển khai phối hợp thu NSNN với tất cả Cục Hải quan cả nước, với số thu chiếm 50% tổng thu NSNN; Triển khai thí điểm hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh theo Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/3/2011.

Về tiếp nhận, vận hành hệ thống VNACCS/VCIS: Năm 2013 được xem là năm then chốt thực hiện dự án “Xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam” (Dự án VNACCS/VCIS). Đây là giai đoạn nước rút để đưa hệ thống VNACCS vào vận hành chính thức trong năm 2014. Cho đến nay, dự án đã hoàn thành xong cơ bản các hạng mục cốt lõi và đang tiến hành chạy thử hệ thống.

VNACCS là hệ thống thông quan tự động dựa trên nền tảng công nghệ Nhật Bản, đạt chuẩn quốc tế. Do vậy, việc đưa VNACCS vào hoạt động sẽ nâng cao mức độ tự động hóa thủ tục hải quan, giảm đáng kể thời gian thông quan, cung cấp thêm tiện ích cho người sử dụng. Để hệ thống thực sự phát huy hiệu quả khi đưa vào sử dụng, Tổng cục Hải quan đã tích cực tuyên truyền, kêu gọi DN trong và ngoài nước đang hoạt động xuất nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình chạy thử hệ thống.

Về trin khai cơ chế một cửa quốc gia Asean: Tổng cục Hải quan phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham gia thí điểm, chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan một cửa quốc gia. Đặc biệt, Tổng cục đã chủ động xây dựng và trình liên Bộ Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT hướng dẫn thực hiện giai đoạn 1 theo Quyết định số 48/2011/ QĐ-TTg xây dựng và khai trương cổng điện tử của cơ chế hải quan một cửa quốc gia giữa 03 Bộ…

Về ứng dụng khoa học kỹ thuật: Nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, Hải quan Việt Nam đang thực hiện đầu tư trang thiết bị tiên tiến, trang bị hệ thống camera cho các Sân bay quốc tế (Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài), Cảng biển quốc tế (Cát Lái), lắp đặt hệ thống camera tại sân bay Đà Nẵng, Cảng container quốc tế Việt Nam (VICT), triển khai thử nghiệm việc giám sát hành lý nghi vấn qua soi chiếu bằng seal RFID tại Sân bay quốc tế Nội Bài, hoàn thiện việc lắp đặt và đưa vào khai thác sử dụng 45 máy soi hành lý, hàng hóa loại cố định, 08 máy soi container.

Về phát trin quan hệ đối tác hải quan – DN: Năm 2013 là năm Tổng cục Hải quan đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với cộng đồng DN; Thường xuyên tổ chức đối thoại với DN, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho DN, nâng cao chất lượng phục vụ DN. Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đối tác hải quan – DN, tháng 10/2013, Tổng cục Hải quan đã ban hành "Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan – DN giai đoạn 2013 - 2015" làm căn cứ cho việc tổ chức các hoạt động thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa hải quan - DN...

Vậy, bước vào năm 2014, Tổng cục Hải quan có kế hoạch, giải pháp như thế nào để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thưa ông?

Những kết quả của năm 2013 là cơ sở để Hệ thống Hải quan vững tin bước vào năm 2014 thực hiện tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Bộ Tài chính giao. Chúng tôi xác định các nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống là về thu NSNN, công tác cải cách hiện đại hóa hải quan, tăng cường các biện pháp cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là công tác xây dựng thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với một số lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm.

Năm 2014 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch giai đoạn 2011-2015 do Đảng đề ra và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các năm sau, trong đó, có vài trò không nhỏ của Tổng cục Hải quan. Vì vậy, Tổng cục Hải quan xác định nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, tạo bước đột phá về đơn giản hóa thủ tục hành chính; tổ chức triển khai các nội dung của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và Kế hoạch cải cách phát triển hiện đại hóa Hải quan Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015; thực hiện tốt thủ tục hải quan điện tử, tiếp nhận và vận hành hệ thống VNACCS/VCIS có hiệu quả; tiếp tục các hoạt động liên quan đến triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN; nâng cao năng lực công tác quản lý rủi ro.

Hai là, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao. Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này cần chú trọng các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ và chống thất thu, nợ đọng.

Ba là, tăng cường công tác kiểm soát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu năm 2020”; xây dựng và triển khai kế hoạch, phương hướng đấu tranh chống buôn lậu năm 2014 theo hướng trọng tâm, trọng điểm; chú trọng công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường… để trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác tuần tra kiểm soát, đấu tranh bắt giữ và xử lý đạt hiệu quả.

Bốn là, xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với dự án VNACCS/VCIS; tăng cường phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa; duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính và chống các biểu hiện tiêu cực.

Xin cảm ơn ông!

Ghi dấu một năm vượt khó của Hải quan Việt Nam

ĐỖ HẢI (Thực hiện)

(Tài chính) 2013 là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác tài chính - ngân sách. Tuy nhiên, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, ngành Tài chính vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đóng góp vào kết quả đó, có những nỗ lực lớn của toàn hệ thống Hải quan Việt Nam. Nhân dịp đầu Xuân, Tạp chí Tài chính có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Túc – Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Xem thêm

Video nổi bật