Giá dầu gần 100USD/thùng tạo ra cú sốc kép với kinh tế toàn cầu

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Nỗi lo về giá dầu đang lớn dần trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang cố gắng kiềm chế áp lực tăng giá rất lớn trong nhiều thập kỷ.

Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Việc giá dầu lên sát mức 100USD/thùng lần đầu tiên tính từ năm 2014 nhiều khả năng sẽ gây ra cú sốc kép với kinh tế toàn cầu bằng cách gây tổn hại đến triển vọng tăng trưởng của kinh tế và đẩy cao lạm phát.

Nỗi lo về giá dầu đang lớn dần trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang cố gắng kiềm chế áp lực tăng giá rất lớn trong nhiều thập kỷ mà không gây cản trở quá trình phục hồi của kinh tế từ đại dịch COVID-19.

Trong tuần này, nhóm các nước công nghiệp phát triển G20 đã có cuộc gặp trực tuyến lần đầu tiên trong năm nay, lạm phát là mối quan tâm lớn nhất của họ.

Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu năng lượng hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao, sức ảnh hưởng của dầu lên các nền kinh tế cũng không giống như trước đây, phần lớn thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi mà doanh nghiệp và người tiêu dùng phải chi trả chi phí ngày một đắt đỏ hơn, đồng thời sức mua chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi chi phí thực phẩm, giao thông và nhiên liệu đốt nóng.

Theo mô hình của Bloomberg Economics, việc giá dầu thô tăng lên ngưỡng khoảng 100USD/thùng trước thời điểm cuối tháng này từ mức 70USD/thùng cuối năm 2021 sẽ đẩy lạm phát tăng thêm khoảng nửa điểm phần trăm tại Mỹ và châu Âu trong nửa sau năm nay.

Không chỉ vậy, JP Morgan Chase & Co cảnh báo rằng việc giá dầu tăng lên mức 150USD/thùng sẽ làm cho quá trình tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát vượt mức 7%, cao hơn gấp đôi mức mục tiêu mà phần lớn các nhà hoạch định chính sách kinh thế giới tính tới.

“Cú sốc này tạo ra các vấn đề lạm phát toàn diện. Đồng thời nó cũng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Deustche Bank AG – ông Peter Hooper khẳng định.

Giá dầu hiện cao hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, một phần trong xu thế tăng giá chung của giá hàng hóa các loại. Những yếu tố làm tăng giá dầu bao gồm: nhu cầu của thời gian hậu phong tỏa trên toàn thế giới, căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraina dâng cao cũng như chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, khả năng sẽ có được thỏa thuận hạt nhân Iran giúp hạ nhiệt thị trường.

Tuy nhiên, giá dầu có nhiều biến động bất thường. Cách đây mới chỉ 2 năm, giá dầu có lúc rớt xuống dưới ngưỡng 0%.

Các nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu, than đá và khí đốt, cung cấp khoảng hơn 80% năng lượng cho toàn cầu. Chi phí giỏ các nhiên liệu này ước tính hiện cao hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của công ty tư vấn Gavekal.

Tình trạng thiếu hụt nguồn năng lượng cũng tạo ra thêm nhiều yếu tố tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nó làm đẩy tăng chi phí và trì hoãn hoạt động vận chuyển hàng hóa nguyên liệu cũng như hàng hóa thành phẩm.

Người điều hành công ty vận tải toàn cầu trụ sở tại Hồng Kông, bà Vivian Lau, nói rằng khách hàng của bà cũng đang phàn nàn về chi phí nhiên liệu tăng cao.

Phó chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Pacific Air Holdings khẳng định: “Giá dầu cao rõ ràng gây lo lắng, giá dầu đang tăng cao ở thời điểm mà chi phí vận tải hàng không vốn đã rất cao”.

Tập đoàn Goldman Sachs, với quan điểm giá dầu sẽ chạm ngưỡng 100USD/thùng trong quý 3/2022, ước tính rằng lạm phát chủ chốt sẽ tăng ước tính khoảng 60 điểm cơ bản, nhóm các nền kinh tế mới nổi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã nâng dự báo về chỉ số giá tiêu dùng lên ngưỡng 3,9% trong nhóm các nền kinh tế phát triển trong năm nay, cao hơn so với ngưỡng 2,3% theo tính toán trước đó, đối với nhóm nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, con số được dự báo ước tính 5,9%.

Trong báo cáo công bố ngày 4/2/2022, chuyên gia kinh tế thuộc HSBC – ông Janet Henry và James Pomeroy, phân tích: “Khi mà lạm phát đang ở ngưỡng cao nhất trong nhiều thập kỷ, bất ổn liên quan đến triển vọng lạm phát dâng cao, điều không mong muốn nhất với kinh tế toàn cầu là giá dầu cao đã đến”.

Lạm phát tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu và hàng hóa lớn nhất thế giới, cho đến nay mới chỉ trải qua lạm phát thấp. Tuy nhiên kinh tế Trung Quốc dễ chịu tác động khi mà các nhà sản xuất hiện đang chật vật với chi phí nguyên liệu đầu vào cao và nỗi lo thiếu năng lượng kéo dài.