Giá dầu giảm ảnh hưởng đến kinh tế thế giới như thế nào?
(Tài chính) Giá dầu thô Brent đã giảm một nửa từ 115 USD/thùng trong mùa hè năm 2014 xuống còn khoảng 55 USD/thùng trong tuần trước. Hầu hết các dự báo đều nhận định giá dầu vẫn giảm ở mức thấp trong năm 2015.
John Paul Getty đã trở thành một ông trùm dầu mỏ tỷ phú sau bốn năm khoan đầu cơ trong sa mạc Ả Rập Saudi đã chứng tỏ được giá trị của rủi ro. Bây giờ các nhà sản xuất dầu của Ả rập sẵn sàng chờ đợi cho chiến thắng của riêng mình khi bỏ qua đề nghị của OPEC về kế hoạch giảm sản lượng để đẩy giá tăng trở lại. Là thành viên OPEC chiếm ưu thế, và quan tâm để bảo vệ thị phần của mình, Ảrập Xêút đã buộc những thành viên khác có tầm nhìn xa với một chiến lược nhằm đưa ra kinh doanh tất cả các nhà sản xuất đã tràn ngập thị trường trong vài năm qua và kéo giá thấp hơn.
Các công ty của Mỹ là những người đầu tiên cảm nhận được nỗi đau về tài chính khi giá dầu giảm vì Mỹ là đất nước có chi phí sản xuất cao ngất ngưởng. Tiếp theo là Nga, quốc gia này đang có nguy cơ phải đối mặt với một cuộc suy thoái sâu trong năm tới khi giá xăng dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, vẫn có quốc gia được hưởng lợi từ giá dầu giảm như Anh- Một nước nhập khẩu ròng về dầu. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ mức giá rẻ hơn.
1. Mỹ
Một số nhận định cho rằng Hoa Kỳ muốn giá dầu thấp trong một thời gian nhất định để phá hoại tham vọng của Nga tại Đông Âu, gây áp lực lên Iran và thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu cần năng lượng giá rẻ. Chỉ riêng tại Mỹ, cứ giảm 10 USD/thùng thì GDP tăng 0,1% - Theo ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ UBS. Cùng với việc tăng cung nhì nhu cầu dầu của thế giới tiếp tục giảm, đặc biệt là Nhật Bản muốn vận hành nhà máy hạt nhân trở lại và tốc độ phát triển lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chậm lại.
Tuy nhiên, nếu giá dầu giảm trong một thời gian dài có thể đưa toàn bộ ngành công nghiệp khai thác dầu ra khỏi kinh doanh. Các nhà khai thác sẽ bị phá sản ngay cả khi giá dầu tăng trở lại mức110 USD/thùng thì họ cũng không đủ nguồn lực để duy trì sản xuất.
2. Venezuela
Ngay sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo tiếp tục duy trì sản lượng ở mức 30,66 triệu thùng/ngày bất chấp sự dư thừa nguồn cung và giá dầu đã giảm khoảng 30% trong những tháng gần đây, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo cắt giảm ngân sách của quốc gia, đồng thời kêu gọi giảm lương của các quan chức cấp cao trong chính phủ, từ các công ty quốc doanh đến các bộ, kể cả lương của tổng thống. Ông cho rằng việc làm này là cần thiết khi quốc gia Nam Mỹ này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản và lạm phát cao.
Venezuela là một trong năm thành viên sáng lập OPEC và có trữ lượng dầu mỏ được phát hiện lớn nhất trên thế giới. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia Nam Mỹ này, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ.
Giá dầu giảm đã trở thành một thách thức lớn với chính quyền Venezuela vốn đang chật vật đối phó với tỷ lệ lạm phát ở mức cao và tình trạng thiếu lương thực, thuốc chữa bệnh... Theo ước tính, khi giá dầu giảm 1 USD/thùng, Venezuela sẽ thất thu khoảng 720 triệu USD.
3. Anh
Từ năm 2005, Anh đã trở thành nước nhập khẩu ròng dầu, làm phức tạp mối quan hệ của nước này với một nguồn thu bội thu trong 25 năm trước đó. Sự sụt giảm gần đây của giá dầu sẽ cải thiện cán cân thanh toán và giúp người tiêu dùng tiết kiệm được 3 Bảng / ngày, nhưng nó cũng tác động xấu tới một số doanh nghiệp tại bờ biển phía Tây Scotland. Ông chủ của Wood Group, một công ty kỹ thuật khai thác dầu, cho biết có thể giảm15.000 việc làm trong năm tới do sản lượng giảm xuống còn 800.000 thùng một ngày.
4. Nga
Tổng thống Vladimir Putin đã bác bỏ mối quan tâm tại cuộc họp báo thường niên của mình vào tuần trước rằng Nga có thể vỡ nợ nếu giá dầu vẫn ở mức thấp trong năm tới. Nhưng ông cũng không khẳng định rằng Nga có thể phát triển thịnh vượng với giá 60 USD/thùng. Quốc hội Nga đã thông qua dự thảo ngân sách trong 3 năm tới với giả định giá dầu ở mức 100 USD/thùng vào 2015-2017.
Bộ Tài chính đang hy vọng dầu giao dịch ở mức 80 USD/thùng năm tiếp theo, và nền kinh tế chỉ giảm khoảng 0,8% GDP. Tuy nhiên, với dầu và khí đốt chiếm 70% xuất khẩu và 50% số thu thuế, thì dù sao đi nữa giá dầu giảm xuống dưới 100 USD/thùng có nghĩa là cắt giảm ngân sách lớn và suy thoái kinh tế sâu sắc hơn. Có vẻ như chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ được hy sinh để chi cho phúc lợi xã hội và ngân sách quốc phòng - với sự can thiệp vào Ukraine đã tiêu tốn gần 30% ngân sách của nước này.
Bên cạnh đó, các công ty của Nga vay vốn từ các ngân hàng phương Tây cũng đang gặp khó khăn. Khu vực doanh nghiệp vay vốn tín dụng từ các nước phương Tây và phải trả lãi suất vay vốn bằng USD tại một thời điểm này khi giá đồng Rúp giảm.
5. Iran
Từ khi cuộc nội chiến tại Syria nổ ra năm 2011, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad được Tehran hỗ trợ mạnh mẽ trong việc sản xuất dầu mỏ. Theo một quan chức Damascus, Syria sẽ không thể chống đỡ nổi nếu không có Iran đứng đằng sau hỗ trợ.
Giữa thời điểm Mỹ và châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt, Syria cam kết mở cửa để thu hút nhà đầu tư Iran. Đổi lại, vào tháng 7 năm ngoái, Tehran dành một khoản 3,6 tỉ USD cho Damascus mua các sản phẩm từ dầu mỏ và 1 tỉ USD để mua các sản phẩm khác Tuy nhiên, từ tháng 6 năm nay, giá dầu thế giới giảm 50%, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác và sản xuất dầu của Syria. Trong khi đó, quân nổi dậy cũng chiếm quyền kiểm soát một số mỏ dầu trong nước khiến sản lượng dầu của chính phủ bị tụt giảm mạnh. Damascus phải lên tiếng trấn an đồng minh rằng mối quan hệ hợp tác hiện tại vẫn sẽ được đảm bảo, dù tình hình trước mắt có thể làm Tehran nghi ngờ về tính hiệu quả. Theo một số ước tính, Nga cần giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Còn Iran, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập kinh tế, thậm chí cần mức giá cao hơn.
6. Saudi Arabia
Hiện nay, Saudi Arabia vẫn là thành viên quyền lực nhất của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), nhóm với 12 thành viên ngày càng có sự cạnh tranh cao với ngành dầu lửa của Nga, Mỹ và Canada.
Tháng 9 vừa qua, bất chấp sự dư thừa nguồn cung dầu lửa toàn cầu do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và sự gia tăng chóng mặt của sản lượng dầu của Mỹ, Saudi Arabia vẫn tăng sản lượng thêm 0,5%, lên mức 9,6 triệu thùng/ngày, nâng tổng sản lượng dầu của OPEC lên mức cao nhất trong 11 tháng là khoảng 31 triệu thùng/ngày.
Sau đó, đến ngày 1/10, Saudi Arabia khiến giá dầu giảm bằng cách tăng mức chiết khấu cho các khách hàng lớn ở khu vực châu Á. Theo cách hiểu thông thường, lẽ ra Saudi Arabia phải cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu. Nhưng thay vào đó, Saudi Arabia đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng, họ quyết tâm bảo vệ thị phần của mình, đặc biệt tại các thị trường Ấn Độ và Trung Quốc trước nguồn cung dầu từ Nga, Mỹ Lantin, và các đối thủ châu Phi. Iraq và Iran cũng đi theo cách làm của Saudi Arabia.
Tài liệu tham khảo:1. http://www.bea.gov, Tradingeconomics
2. Bộ lao động Mỹ http://www.dol.gov/.
3. markiteconomics.com
4. Cơ quan năng lượng của Mỹ EIA, Bloomger.