Giá lương thực tại Trung Quốc tăng vọt

Theo Hà My/nhadautu.vn

Dữ liệu hôm 9/8 cho thấy, giá thực phẩm tại Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng 9,1% so với năm 2018. Một nhân tố quan trọng là giá thịt lợn tăng 27% trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát, trong khi giá trái cây tươi cũng tăng 39,1%.

Một cánh đồng đậu tương gần Salem, Nam Dakota. Ảnh: Scott Olson/Getty Images.
Một cánh đồng đậu tương gần Salem, Nam Dakota. Ảnh: Scott Olson/Getty Images.

Các số liệu trên được đưa ra khi Trung Quốc tuyên bố trong tuần này rằng họ sẽ ngừng việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ. Động thái này của Trung Quốc là để trả đũa Tổng thống Donald Trump khi áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD.

Trong khi đó, các nhà kinh tế cho rằng lạm phát có thể tăng cao hơn trong ngắn hạn, họ tin rằng Bắc Kinh có một loạt các lựa chọn để giảm thiểu tác động trước khi nó bắt đầu tác động đến chính trị. "Trung Quốc có một cơ chế kiểm soát giá đối với các nhu cầu thiết yếu để giảm tốc độ tăng giá lương thực và có hàng tồn kho của chính phủ có thể làm dịu lạm phát giá lương thực", ông Iris Iris Pang, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại ING cho biết.

"Kế hoạch là phát triển thêm các sản phẩm nông nghiệp hiện đang được nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới, ông nói thêm.

Quay lưng với hàng nhập khẩu của Mỹ

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đạt 9,3 tỷ USD trong năm 2018 và Trung Quốc đã ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu để bù đắp cho những hạn chế nông nghiệp trong nước.

Nếu buộc phải tìm kiếm các đối tác thương mại mới để tăng cường an ninh lương thực, Trung Quốc có thể đang xem xét giá nhập khẩu cao hơn.

Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, và Trung Quốc đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm các sản phẩm nông nghiệp từ châu Âu để giảm thiểu thiệt hại cho hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, cùng với việc tăng cường tính bền vững trong nước.

Do đó, giá lương thực tăng cao khó có thể buộc Tổng thống Tập Cận Bình có lập trường mềm mỏng hơn đối với Washington, vì các nhà chức trách thà trả giá cao hơn cho thịt lợn châu Âu hoặc đậu nành Nam Mỹ so với Hoa Kỳ.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách đa dạng hóa khỏi Hoa Kỳ với tư cách là nhà cung cấp chính các sản phẩm nông nghiệp, mục tiêu là kiểm soát tất cả các khía cạnh của nguồn cung cấp thực phẩm Trung Quốc.

Đây là một chính sách đang diễn ra liên quan đến các trang trại và hợp tác của Trung Quốc; ở Nga, Đông Âu, Châu Phi và Nam Mỹ.

Vào năm 2014, Bắc Kinh đã chủ động hoán đổi ngô Mỹ sang ngô Ucraina, cắt giảm 90% lượng mua của Hoa Kỳ. Đậu nành chiếm 3,1 tỷ USD xuất khẩu nội địa của Hoa Kỳ sang Trung Quốc, chiếm hơn 30% trong tổng xuất khẩu nông sản của Mỹ.