Goldman Sachs, giữa kiêng nể và ganh ghét
Trong chừng mực nhất định, thương hiệu này hiện thuộc diện có uy quyền và ảnh hưởng về tài chính cũng như chính trị lớn nhất trên thế giới. Hiếm có thương hiệu nào khác vừa được nể phục lại vừa bị phê phán như thương hiệu này.
Từ ngân hàng gia đình đến tập đoàn tài chính toàn cầu
Ngày nay, Goldman Sachs là một tập đoàn tài chính hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Nhưng xuất phát điểm nó chỉ là một ngân hàng gia đình. Marcus Goldman là người Do Thái gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1848 khi mới 19 tuổi. Năm 1869, ông thành lập ngân hàng M. Goldman & Company ở New York City, chuyên thu mua phiếu nợ của các lái buôn thuốc lá và kim cương ở Manhattan rồi bán lại cho các ngân hàng lấy chênh lệch.
Năm 1882, người con rể là Samuel Sachs tham gia hãng và năm 1885 ngân hàng này đổi tên thành M. Goldman & Sachs và về sau thành ngân hàng Goldman Sachs. Samuel Sachs được coi là người đã phát minh ra cổ phiếu. Từ năm 1885, ngân hàng này chuyên kiếm vốn cho các doanh nghiệp. Từ năm 1896, Goldman Sachs kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York.
Quá trình hình thành và phát triển cho tới thời điểm này thôi đã đủ để định hình bản chất chính của Goldman Sachs là một ngân hàng đầu tư và kinh doanh chứng khoán chứ không phát triển theo hướng là một ngân hàng thương mại thuần túy. Khách hàng của Goldman Sachs là các tập đoàn và doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước.
Từ điểm xuất phát là ngân hàng gia đình, Goldman Sachs đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngân hàng lớn nước Mỹ và một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Sau cuộc chinh phục nước Mỹ, Goldman Sachs đã bành trướng ra thế giới bên ngoài và nhanh chóng gây dựng được vị thế quyền lực đáng kể ở tất cả các trung tâm tài chính của thế giới. Với doanh số hơn 30 tỷ USD/năm, hơn 34.000 nhân viên và tổng tài sản ước tính 700 tỷ USD, thương hiệu này đã trở thành một nhân tố quyền lực không chỉ về tài chính mà còn về chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ và EU.
Năm 2012, hãng xếp hạng giá trị thương hiệu Interbrand xếp thương hiệu này đứng vị trí thứ 48 với giá trị thương hiệu 7,6 tỷ USD trong danh sách 100 thương hiệu sáng giá nhất thế giới. Goldman Sachs mạnh về khả năng tài chính và thức thời trong kinh doanh đến mức, trong khi các ngân hàng khác suốt mấy năm vừa qua thua lỗ liểng xiểng, khủng hoảng triền miên và đổ vỡ không ít, họ vẫn kinh doanh rất phát đạt.
Chỉ riêng trong năm 2012, lãi ròng của Goldman Sachs tăng 68%, đạt 7,5 tỷ USD và doanh số đạt 34,2 tỷ USD, giá trị cổ phiếu của Goldman Sachs tăng gần 2%. Không có gì là khó hiểu khi Goldman Sachs được kiêng nể và bị ganh ghét đến thế.
Ba bí quyết thành công
Nhìn lại 144 năm phát triển của thương hiệu này, có thể lý giải được ba nguyên nhân chính dẫn đến thành công của Goldman Sachs. Thứ nhất, ngay từ đầu ngân hàng này đã được định hướng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư chứ không phải ngân hàng thương mại thông thường. Goldman Sachs không kinh doanh theo kiểu “năng nhặt chặt bị” mà chơi cuộc chơi tìm bắt những con cá lớn, đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, thâu tóm hoặc đầu tư vào các hãng khác, xác định bản sắc thương hiệu là kinh doanh tài chính chứ không phải là ngân hàng cho vay tín dụng.
So với những lĩnh vực tài chính ngân hàng khác thì lĩnh vực kinh doanh của Goldman Sachs tuy rủi ro hơn nhưng lợi nhuận lại cao hơn và đặc biệt là không có giới hạn. Ngày nay, trên thế giới không thiếu tập đoàn tài chính kinh doanh như Goldman Sachs, nhưng gần như tất cả số ấy đều thuộc diện sinh sau đẻ muộn so với Goldman Sachs, hoặc đều xuất phát từ những ngân hàng thương mại truyền thống.
Bí quyết thành công thứ hai của Goldman Sachs là gây dựng được, duy trì và tận dụng triệt để mối quan hệ với chính giới. Goldman Sachs đã nhận ra từ rất sớm là mối quan hệ với chính giới không chỉ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh béo bở mới mà còn là sự đảm bảo an toàn cho chính mình khi có biến động chính trị trong nước và trên thế giới. Sự kết hợp giữa quan hệ chặt chẽ với chính giới và kiên định chiến lược kinh doanh đã giúp Goldman Sachs ngày càng mạnh thêm về tiềm lực tài chính, tăng cường ảnh hưởng và khả năng tác động tới các chính phủ, tránh được sự dòm ngó của các cơ quan tư pháp.
Ngoài Goldman Sachs, trên thế giới không có một tập đoàn nào và lại càng không có một ngân hàng nào khác có nhiều cựu cộng sự hiện nắm giữ trọng trách ở nhiều quốc gia đến như vậy. Họ ngẫu nhiên trở thành chỗ dựa và người mở cửa cho Goldman Sachs thâm nhập vào thị trường tài chính ở các nước đó. Thủ tướng Italy Mario Monti và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick và Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát kinh doanh chứng khoán mạo hiểm CFTC Gary Gensler hoặc Chủ tịch Ủy ban Ổn định Tài chính trong ngân hàng thanh toán quốc tế Mark Carney…, tất thảy đều đã từng làm việc cho Goldman Sachs.
Bí quyết thành công thứ ba là việc kiên định thực hiện cái gọi là “14 nguyên tắc kinh doanh của Goldman Sachs”. Những nguyên tắc này thể hiện cả triết lý kinh doanh lẫn cách hiểu của Goldman Sachs về văn hóa kinh doanh trong một tập đoàn tài chính đặc thù. Những quan điểm như: khách hàng có lợi thì mình mới được lợi; tài sản quý giá nhất của tập đoàn là con người; vốn và danh tiếng, theo đúng thứ tự ấy chứ không ngược lại; coi trọng chất lượng sản phẩm và sáng tạo của nhân viên… đều không lạ lẫm đối với các thương hiệu khác. Sự khác biệt chỉ là Goldman Sachs thực hiện từ rất sớm, rất kiên định và rất thành công.
Thời gian gần đây, thương hiệu này bị tai tiếng nhiều, nhất là từ khi có một cộng sự sau nhiều năm làm việc cho tập đoàn đã dứt tình, viết sách tố cáo “sự phá sản về đạo đức” trong tập đoàn. Goldman Sachs bị tố đã tiếp tay cho Chính phủ Hy Lạp che giấu mức độ nợ công. Tập đoàn cũng bị điều tra về một vài vụ nghi vấn pháp lý. Chúng tạo vết xước trên mặt ngọc, nhưng chưa đủ để làm lu mờ quyền uy của Goldman Sachs.
Ngày nay, Goldman Sachs là một tập đoàn tài chính hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Nhưng xuất phát điểm nó chỉ là một ngân hàng gia đình. Marcus Goldman là người Do Thái gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1848 khi mới 19 tuổi. Năm 1869, ông thành lập ngân hàng M. Goldman & Company ở New York City, chuyên thu mua phiếu nợ của các lái buôn thuốc lá và kim cương ở Manhattan rồi bán lại cho các ngân hàng lấy chênh lệch.
Năm 1882, người con rể là Samuel Sachs tham gia hãng và năm 1885 ngân hàng này đổi tên thành M. Goldman & Sachs và về sau thành ngân hàng Goldman Sachs. Samuel Sachs được coi là người đã phát minh ra cổ phiếu. Từ năm 1885, ngân hàng này chuyên kiếm vốn cho các doanh nghiệp. Từ năm 1896, Goldman Sachs kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York.
Quá trình hình thành và phát triển cho tới thời điểm này thôi đã đủ để định hình bản chất chính của Goldman Sachs là một ngân hàng đầu tư và kinh doanh chứng khoán chứ không phát triển theo hướng là một ngân hàng thương mại thuần túy. Khách hàng của Goldman Sachs là các tập đoàn và doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước.
Từ điểm xuất phát là ngân hàng gia đình, Goldman Sachs đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngân hàng lớn nước Mỹ và một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Sau cuộc chinh phục nước Mỹ, Goldman Sachs đã bành trướng ra thế giới bên ngoài và nhanh chóng gây dựng được vị thế quyền lực đáng kể ở tất cả các trung tâm tài chính của thế giới. Với doanh số hơn 30 tỷ USD/năm, hơn 34.000 nhân viên và tổng tài sản ước tính 700 tỷ USD, thương hiệu này đã trở thành một nhân tố quyền lực không chỉ về tài chính mà còn về chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ và EU.
Năm 2012, hãng xếp hạng giá trị thương hiệu Interbrand xếp thương hiệu này đứng vị trí thứ 48 với giá trị thương hiệu 7,6 tỷ USD trong danh sách 100 thương hiệu sáng giá nhất thế giới. Goldman Sachs mạnh về khả năng tài chính và thức thời trong kinh doanh đến mức, trong khi các ngân hàng khác suốt mấy năm vừa qua thua lỗ liểng xiểng, khủng hoảng triền miên và đổ vỡ không ít, họ vẫn kinh doanh rất phát đạt.
Chỉ riêng trong năm 2012, lãi ròng của Goldman Sachs tăng 68%, đạt 7,5 tỷ USD và doanh số đạt 34,2 tỷ USD, giá trị cổ phiếu của Goldman Sachs tăng gần 2%. Không có gì là khó hiểu khi Goldman Sachs được kiêng nể và bị ganh ghét đến thế.
Ba bí quyết thành công
Nhìn lại 144 năm phát triển của thương hiệu này, có thể lý giải được ba nguyên nhân chính dẫn đến thành công của Goldman Sachs. Thứ nhất, ngay từ đầu ngân hàng này đã được định hướng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư chứ không phải ngân hàng thương mại thông thường. Goldman Sachs không kinh doanh theo kiểu “năng nhặt chặt bị” mà chơi cuộc chơi tìm bắt những con cá lớn, đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, thâu tóm hoặc đầu tư vào các hãng khác, xác định bản sắc thương hiệu là kinh doanh tài chính chứ không phải là ngân hàng cho vay tín dụng.
So với những lĩnh vực tài chính ngân hàng khác thì lĩnh vực kinh doanh của Goldman Sachs tuy rủi ro hơn nhưng lợi nhuận lại cao hơn và đặc biệt là không có giới hạn. Ngày nay, trên thế giới không thiếu tập đoàn tài chính kinh doanh như Goldman Sachs, nhưng gần như tất cả số ấy đều thuộc diện sinh sau đẻ muộn so với Goldman Sachs, hoặc đều xuất phát từ những ngân hàng thương mại truyền thống.
Bí quyết thành công thứ hai của Goldman Sachs là gây dựng được, duy trì và tận dụng triệt để mối quan hệ với chính giới. Goldman Sachs đã nhận ra từ rất sớm là mối quan hệ với chính giới không chỉ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh béo bở mới mà còn là sự đảm bảo an toàn cho chính mình khi có biến động chính trị trong nước và trên thế giới. Sự kết hợp giữa quan hệ chặt chẽ với chính giới và kiên định chiến lược kinh doanh đã giúp Goldman Sachs ngày càng mạnh thêm về tiềm lực tài chính, tăng cường ảnh hưởng và khả năng tác động tới các chính phủ, tránh được sự dòm ngó của các cơ quan tư pháp.
Ngoài Goldman Sachs, trên thế giới không có một tập đoàn nào và lại càng không có một ngân hàng nào khác có nhiều cựu cộng sự hiện nắm giữ trọng trách ở nhiều quốc gia đến như vậy. Họ ngẫu nhiên trở thành chỗ dựa và người mở cửa cho Goldman Sachs thâm nhập vào thị trường tài chính ở các nước đó. Thủ tướng Italy Mario Monti và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick và Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát kinh doanh chứng khoán mạo hiểm CFTC Gary Gensler hoặc Chủ tịch Ủy ban Ổn định Tài chính trong ngân hàng thanh toán quốc tế Mark Carney…, tất thảy đều đã từng làm việc cho Goldman Sachs.
Bí quyết thành công thứ ba là việc kiên định thực hiện cái gọi là “14 nguyên tắc kinh doanh của Goldman Sachs”. Những nguyên tắc này thể hiện cả triết lý kinh doanh lẫn cách hiểu của Goldman Sachs về văn hóa kinh doanh trong một tập đoàn tài chính đặc thù. Những quan điểm như: khách hàng có lợi thì mình mới được lợi; tài sản quý giá nhất của tập đoàn là con người; vốn và danh tiếng, theo đúng thứ tự ấy chứ không ngược lại; coi trọng chất lượng sản phẩm và sáng tạo của nhân viên… đều không lạ lẫm đối với các thương hiệu khác. Sự khác biệt chỉ là Goldman Sachs thực hiện từ rất sớm, rất kiên định và rất thành công.
Thời gian gần đây, thương hiệu này bị tai tiếng nhiều, nhất là từ khi có một cộng sự sau nhiều năm làm việc cho tập đoàn đã dứt tình, viết sách tố cáo “sự phá sản về đạo đức” trong tập đoàn. Goldman Sachs bị tố đã tiếp tay cho Chính phủ Hy Lạp che giấu mức độ nợ công. Tập đoàn cũng bị điều tra về một vài vụ nghi vấn pháp lý. Chúng tạo vết xước trên mặt ngọc, nhưng chưa đủ để làm lu mờ quyền uy của Goldman Sachs.