Nhấn mạnh tinh thần “không tô hồng, không bôi đen” mà nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng bản chất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, kết quả lớn nhất đạt được theo mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, giảm nợ công, giảm bội chi. Đây là dư địa để tiếp tục khai thác trong các tháng cuối năm và những năm tới đây.
Công ty môi giới Liquidity Energy LLC trong nghiên cứu mới đây nhấn mạnh: “Tâm lý lo lắng về vấn đề trần nợ đang giảm đi khi mà nỗi lo liên quan đến việc nâng lãi suất ngày một lớn hơn”.
Bế tắc về việc tăng giới hạn vay 31,4 nghìn tỷ USD của Chính phủ Mỹ đang làm tăng thêm lo lắng về kinh tế toàn cầu, vì một báo cáo quốc hội phi đảng phái mới đã chỉ ra có “rủi ro đáng kể” về một vụ vỡ nợ lịch sử trong vòng hai tuần đầu tiên của tháng 6.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gần đây cảnh báo Quốc hội rằng, nước này có thể vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 1/6. Khi thời hạn đến gần, việc Đồi Capitol không thể đạt được thỏa hiệp về việc nâng trần nợ có nguy cơ đẩy Mỹ và cả thế giới vào một thảm họa tài chính chưa từng có.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023 - 2025. Tại Kế hoạch này, năm 2023, Chính phủ vay tối đa 644.409 tỷ đồng; trả nợ khoảng 327.287 tỷ đồng.
Tại Hội nghị Mùa xuân của WB - IMF tổ chức trong tuần này, từ ngày 10-16/4 tại Washington, Mỹ, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ thúc đẩy giải quyết các vấn đề nợ ngày càng gia tăng của các nước nghèo và cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể để giải quyết một số rào cản lớn nhất trong vấn đề tái cơ cấu nợ.
Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn hơn năm 2022. Những yếu tố như lạm phát, nợ công, nợ xấu cao gây áp lực cho các nền kinh tế.
Công tác quản lý nợ công trong năm 2022 đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Năm 2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ, cơ cấu danh mục nợ công theo hướng an toàn, bền vững.
Trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, mở ra cơ hội tiếp cận nhiều hơn từ nguồn vốn vay thương mại nước ngoài, việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm (XHTN) quốc gia sẽ giúp Chính phủ, doanh nghiệp, định chế tài chính và các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả chi phí cao hơn khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.