Hàn Quốc quyết định bơm tiền giải cứu tập đoàn Daewoo
Ngày 23/3, các chủ nợ là tổ chức nhà nước của Hàn Quốc đã công bố một gói cho vay có tổng trị giá lên tới 6.700 tỷ won (tương đương 5,98 tỷ USD) nhằm giải cứu Tập đoàn Cơ khí hàng hải và đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. hiện đang lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán trầm trọng do thua lỗ nặng từ các dự án ở nước ngoài.
Quyết định bơm tiền giải cứu này trái ngược với ý định trước đây của Chính phủ Hàn Quốc không "giải cứu" Daewoo Shipbuilding.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, gói cứu trợ này do Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc khởi xướng và là đợt giải cứu thứ hai cho hãng đóng tàu trên.
Dự kiến, Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. sẽ nhận được các khoản cho vay trị giá 2.900 tỷ won nếu các chủ nợ và cổ đông nhất trí đổi các khoản nợ lấy các cổ phiếu mới của hãng này.
Ngoài ra, gói cứu trợ mới còn dành khoảng thời gian ân hạn từ 3-5 năm cho các khoản vay không thế chấp trị giá 900 tỷ won.
Các chủ nợ cho biết nếu hai bên không thỏa thuận được về kế hoạch đổi nợ lấy cổ phiếu nêu trên, Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. sẽ bị đưa vào chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp mới.
Hãng này sẽ bị yêu cầu cắt giảm 25% chi phí nhân sự và 1.000 chỗ làm, trong khi công đoàn của hãng cũng bị yêu cầu không được tiến hành bãi công.
Ủy ban Giám sát tài chính (FSC) của Hàn Quốc tuyên bố Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. sẽ phá sản nếu hãng này không nhận được các khoản vay mới và trong trường hợp điều này xảy ra, 50.000 lao động sẽ mất việc làm và 1.300 nhà thầu phụ sẽ bị ảnh hưởng.
Tập đoàn cơ khí hàng hải và đóng tàu này đã nhận được một gói cứu trợ trị giá 4.200 tỷ won vào cuối năm 2015 nhưng khoản tiền trên không thực sự hiệu quả.
Vấn đề lớn nhất của Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. là phải thanh toán các khoản vay 440 tỷ won đến kỳ đáo hạn vào tháng tới. Họ cũng sẽ phải trả nợ 940 tỷ won trong năm nay và 550 tỷ won trong năm tới.
Trong khi đó, triển vọng tài chính của tập đoàn không mấy sáng sủa do phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng ở nước ngoài, trong khi các hợp đồng này lâu nay liên tục sụt giảm do đà phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, gói cứu trợ này do Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc khởi xướng và là đợt giải cứu thứ hai cho hãng đóng tàu trên.
Dự kiến, Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. sẽ nhận được các khoản cho vay trị giá 2.900 tỷ won nếu các chủ nợ và cổ đông nhất trí đổi các khoản nợ lấy các cổ phiếu mới của hãng này.
Ngoài ra, gói cứu trợ mới còn dành khoảng thời gian ân hạn từ 3-5 năm cho các khoản vay không thế chấp trị giá 900 tỷ won.
Các chủ nợ cho biết nếu hai bên không thỏa thuận được về kế hoạch đổi nợ lấy cổ phiếu nêu trên, Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. sẽ bị đưa vào chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp mới.
Hãng này sẽ bị yêu cầu cắt giảm 25% chi phí nhân sự và 1.000 chỗ làm, trong khi công đoàn của hãng cũng bị yêu cầu không được tiến hành bãi công.
Ủy ban Giám sát tài chính (FSC) của Hàn Quốc tuyên bố Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. sẽ phá sản nếu hãng này không nhận được các khoản vay mới và trong trường hợp điều này xảy ra, 50.000 lao động sẽ mất việc làm và 1.300 nhà thầu phụ sẽ bị ảnh hưởng.
Tập đoàn cơ khí hàng hải và đóng tàu này đã nhận được một gói cứu trợ trị giá 4.200 tỷ won vào cuối năm 2015 nhưng khoản tiền trên không thực sự hiệu quả.
Vấn đề lớn nhất của Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. là phải thanh toán các khoản vay 440 tỷ won đến kỳ đáo hạn vào tháng tới. Họ cũng sẽ phải trả nợ 940 tỷ won trong năm nay và 550 tỷ won trong năm tới.
Trong khi đó, triển vọng tài chính của tập đoàn không mấy sáng sủa do phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng ở nước ngoài, trong khi các hợp đồng này lâu nay liên tục sụt giảm do đà phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu.