Hậu Covid-19: Mỹ sẽ mất một thập kỉ để phục hồi nền kinh tế

PV.

Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), Mỹ có thể sẽ phải mất cả thập kỉ tới để phục hồi nền kinh tế đất nước sau nhưng hậu quả của đại dịch Covid-19 mang lại.

Thiệt hại 15,7 nghìn tỷ USD giai đoạn 2020-2030

Trong một phân tích mới, CBO cảnh báo rằng đại dịch sẽ làm giảm trong sản lượng kinh tế tích lũy trong 10 năm tới, tương đương 3% GDP trong thập kỷ này. Không tính đến lạm phát, thiệt hại tổng cộng là 15,7 nghìn tỷ đô la, tương đương 5,3% GDP.

Theo CBO, suy giảm chi tiêu của người tiêu dùng là kết quả của việc đóng cửa kinh doanh và giãn cách xã hội thời gian dài. Ngoài ra, việc các năng lượng rớt giá gần đây dự báo sẽ làm giảm nghiêm trọng đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực năng lượng.

Các giải pháp gần đây, trong đó có gói kích thích kinh tế trị giá hơn 2 nghìn tỷ đô la sẽ chỉ phần nào xoa dịu tình hình suy thoái bởi đại dịch trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Khó đưa ra các dự báo

CBO cảnh báo rằng rất khó để dự báo bởi vì diễn biến của đại dịch bất ổn và không rõ ràng, đồng thời cũng không nắm rõ được nền kinh tế sẽ ứng phó như thế nào.

Theo kinh nghiệm đã trải qua trong lịch sử, có thể dự đoán rằng thị trường lao động và kinh tế gia đình sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa phục hồi trở lại.

Neil Shearing, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Capital Economics dự đoán: "Sự sụt giảm sản lượng do đại dịch gây ra dường như sẽ đến mức chạm đáy, sau đó là sự phục hồi có thể sẽ diễn ra chậm và không đồng đều. Hầu hết các nền kinh tế vẫn có khả năng vươn đến GDP  dưới mức trước đại dịch theo như lần cuối dự báo trung tâm của chúng tôi về năm 2022.”  Neil Shearing đưa ra ba lý do lớn lý giải sự phục hồi hiện nay chưa thể thể hiện rõ được toàn bộ câu chuyện, cụ thể:

Thứ nhất, nền kinh tế phải vực dậy từ một cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng.  Chuyên gia này cho rằng, thực tế là hoạt động phục hồi nền kinh tế cần phải được xem xét trong bối cảnh tổn thất sản lượng lớn trong quá trình thực hiện phong tỏa kéo dài. Sản lượng ở hầu hết các nền kinh tế lớn vẫn đang hoạt động giữa 15% và 25% của mức trước đại dịch.

Thứ hai, dữ liệu hiện tại không cho chúng ta biết đầy đủ về những gì đang xảy ra với nhu cầu người tiêu dùng - một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bất kì sự phục hồi nào. Thực tế, nhiều hoạt động đang diễn ra rất đáng khích lệ, nhưng mức độ cải thiện mà các hoạt động đó sẽ đem lại cho việc phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng là không rõ ràng.

Thứ ba, Chính phủ và các ngân hàng trung ương vẫn cần tìm ra cách chuyển từ gia đoạn khủng hoảng sang gia đoạn phục hồi và mở cửa lại nền kinh tế theo những cách hiệu quả nhất, hạn chế thiệt hại nhất. Do vậy, các chính sách cần phải chuyển từ chống khủng hoảng sang hỗ trợ phục hồi kinh tế. Sẽ không dễ dàng để thực hiện quá trình chuyển đổi này.