HSBC: Việc làm và sản lượng tiếp tục tăng
(Tài chính) Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã cải thiện một chút trong tháng 10 khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng và các công ty tuyển thêm nhân sự với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng Giêng.
Tốc độ lạm phát chi phí đã chậm lại tháng thứ 3 liên tiếp và các công ty đã có thể chuyển một phần chi phí sang khách hàng bằng cách giảm giá đầu ra. Trong khi đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã được rút ngắn lần đầu tiên trong 10 tháng.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất - đã giảm nhẹ từ mức 51,7 điểm trong tháng 9 còn 51 điểm trong tháng 10 nhưng vẫn báo hiệu có sự cải thiện chung về điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện hơn trong 14 tháng qua.
Các nhà sản xuất ở Việt Nam có số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên tháng thứ 2 liên tiếp sau khi giảm nhẹ trong tháng 8, mặc dù mức tăng trong tháng 10 yếu hơn so với tháng 9. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết số lượng đơn đặt hàng mới tổng thể đã tăng nhờ xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh nhất trong 6 tháng.
Số lượng đơn đặt hàng mới nhiều hơn nên trong tháng 10 các công ty phải tăng sản xuất tháng thứ 13 liên tiếp, mặc dù tốc độ chỉ tăng nhẹ. Một số người trả lời khảo sát cho biết mức tăng mạnh số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 9 đã hỗ trợ cho tăng trưởng sản lượng trong tháng 10.
Bình luận về cuộc khảo sát chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam, Trinh Nguyen Chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC nói: "Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà dần hồi phục. Chỉ số PMI của tháng 10 cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng nhờ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lên, từ đó cho thây rõ sức cạnh tranh của quốc gia trong ngành sản xuất dựa nhiều vào lao động. Chỉ số việc làm đã tăng mạnh, một dấu hiệu tích cực cho triển vọng về nhu cầu trong tương lai của các nhà sản xuất. Chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng dựa vào nhu cầu cao hơn ở nước ngoài. Vấn đề còn lại là để các khu vực trong nước cùng đóng góp nhằm giúp Việt Nam đạt trở lại mức tăng trưởng trung bình trong dài hạn".
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất - đã giảm nhẹ từ mức 51,7 điểm trong tháng 9 còn 51 điểm trong tháng 10 nhưng vẫn báo hiệu có sự cải thiện chung về điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện hơn trong 14 tháng qua.
Các nhà sản xuất ở Việt Nam có số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên tháng thứ 2 liên tiếp sau khi giảm nhẹ trong tháng 8, mặc dù mức tăng trong tháng 10 yếu hơn so với tháng 9. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết số lượng đơn đặt hàng mới tổng thể đã tăng nhờ xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh nhất trong 6 tháng.
Số lượng đơn đặt hàng mới nhiều hơn nên trong tháng 10 các công ty phải tăng sản xuất tháng thứ 13 liên tiếp, mặc dù tốc độ chỉ tăng nhẹ. Một số người trả lời khảo sát cho biết mức tăng mạnh số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 9 đã hỗ trợ cho tăng trưởng sản lượng trong tháng 10.
Bình luận về cuộc khảo sát chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam, Trinh Nguyen Chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC nói: "Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà dần hồi phục. Chỉ số PMI của tháng 10 cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng nhờ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lên, từ đó cho thây rõ sức cạnh tranh của quốc gia trong ngành sản xuất dựa nhiều vào lao động. Chỉ số việc làm đã tăng mạnh, một dấu hiệu tích cực cho triển vọng về nhu cầu trong tương lai của các nhà sản xuất. Chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng dựa vào nhu cầu cao hơn ở nước ngoài. Vấn đề còn lại là để các khu vực trong nước cùng đóng góp nhằm giúp Việt Nam đạt trở lại mức tăng trưởng trung bình trong dài hạn".