Vài nét về kế toán quản trị
Tại các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ và một số nước khác, KTQT được coi như một nghề thực thụ từ khá lâu. Tại Việt Nam, thuật ngữ KTQT chỉ được chứng minh cụ thể nhất trong Luật Kế toán vào ngày 17/06/2003. Theo đó, KTQT là việc thu nhập, xử lý, đánh giá và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Đó là cơ sở để xây dựng và phát triển một ngành cụ thể trong cơ cấu hệ thống Luật Kế toán.
Khác với hoạt động kế toán thông thường khi chỉ tập trung vào việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động; KTQT mang tầm vĩ mô hơn khi trực tiếp tác động vào nhà quản trị. Trên cơ sở phân tích đánh giá những nguồn lực hiện có của DN và thông tin của KTQT, nhà quản lý của DN có điều chỉnh chính sách và kế hoạch hoạt động của DN trong tương lai.
KTQT là một thuật ngữ còn khá mới ở Việt Nam và có những đặc điểm khá khác biệt với thuật ngữ đặc dụng của ngành Kế toán - tài chính.
Thứ nhất, đặc điểm dễ nhận thấy sự khác biệt của KTQT với kế toán tài chính là đối tượng phục vụ. Trong khi đối tượng phục vụ của kế toán tài chính bao gồm cả những DN lớn, vừa và nhỏ thì đối tượng phục vụ của KTQT chỉ từ những DN vừa trở lên.
Thứ hai, mục đích của báo cáo quản trị là cụ thể hóa hơn các thông tin chi tiết về một hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Thứ ba, đặc điểm dễ dàng nhận ra sự khác biệt là báo cáo KTQT chỉ sử dụng trong phạm vi DN mà không hề được công bố rộng rãi ra bên ngoài. Đặc điểm này thể hiện tính chất đổi mới về mức độ bảo mật thông tin trong các báo cáo KTQT và là cơ chế đảm bảo tính an toàn trong chiến lược kinh doanh của DN.
Thứ tư, KTQT không có lộ trình cố định như kế toán tài chính. Báo cáo của kế toán tài chính được thực hiện thông qua một lịch trình cụ thể và vào được DN thông qua có kế hoạch.
Những đặc điểm nổi bật trên đây cho thấy, vai trò quản lý gián tiếp tài sản, doanh thu và thu nhập của KTQT. Quan trọng hơn là những điều chỉnh kịp thời của các chủ DN sau khi nghiên cứu các báo cáo KTQT nhằm đưa DN đi đúng hướng và đạt được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao. Do vậy, hiệu quả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường hiện nay không đơn thuần chỉ là hoạt động minh bạch của kế toán tài chính mà cả sự đóng góp rất lớn của hoạt động KTQT.
Thực trạng kế toán quản trị tại Việt Nam
Với những đặc tính ưu việt như trên, liệu KTQT có thực sự phát triển được như người ta mong muốn tại Việt Nam? Câu trả lời vẫn còn để ngỏ. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, mô hình KTQT tại Việt Nam là mô hình mới và chưa đem lại hiệu quả thực sự.
Nhưng nhiều luồng ý kiến lại cho rằng, đây là mô hình hiện đại và cơ chế quản lý mới này sẽ đem lại những chiến lược kinh doanh đột phá cho DN. KTQT đang nhận được sự đón nhận rất tích cực từ nhiều nhà quản lý DN nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, KTQT chỉ được áp dụng một cách có hiệu quả thực sự tại một số DN có điều kiện, quy mô và trình độ khoa học kỹ thuật cũng như quy mô nhân lực có trình độ cao.
Một số bài học cho kế toán quản trị
Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hậu suy thoái của kinh tế thế giới đã tác động sâu sắc đến tình hình phát triển sản xuất và giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Liên tiếp từ đầu năm 2011 đến nay, hàng loạt những biến cố xấu làm sản xuất của các DN bị đình trệ. Trong khi thị trường tài chính mang cái mác “nợ xấu tín dụng” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN lại mang theo cái mác “hàng tồn kho”, hàng hóa ế ẩm vì không có thị trường và sức mua nội địa cũng giảm sút nhanh chóng. Thông qua hoạt động kế toán, DN nhìn nhận thấy rõ kết quả kinh doanh giảm sút của đơn vị mình.
Để khắc phục những hạn chế này, không ít DN đã táo bạo mở một lối đi riêng. Ngoài việc giải quyết nhu cầu thị trường, tăng tính thanh khoản và tái cấu trúc DN, nâng cao hiệu quả của chiến lược KTQT là vấn đề đổi mới trọng tâm của DN.
Bài học thứ hai từ chế biến thủy sản
Việc quản lý yếu kém trong áp dụng KTQT đối với các DN quy mô vừa trở lên dẫn đến hạn chế trong hội nhập dễ nhận thấy nhất trong ngành Thủy sản. Cái giá mà các DN chế biến thủy sản Việt Nam phải trải trong những năm vừa qua cho thấy tính chất phức tạp và môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt mà các DN Việt Nam phải đối mặt khi hội nhập với bên ngoài.
Việc xem xét hành chính thường niên lần thứ 8 về chống bán phá giá mặt hàng thủy sản mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành vừa qua đã thay thế nước thứ 3 là Indonesia thay cho Banglades. Cũng chính vì vậy mà các DN chế biến thủy sản của Việt Nam phải gánh chịu một mức thuế chống bán phá giá tăng gấp hàng chục lần. Mười sáu DN của Việt Nam như DN Bình An, Hùng Vương, Cadovimex, Anvifish và Docifish... đang được hưởng thuế suất 0% phải chịu mức thuế tăng lên gấp hàng vài chục lần, khoảng 0,77-3,87 USD/kg hải sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Theo phân tích của các chuyên gia, hai trong những khó khăn có tác động bất lợi đến quá trình điều tra chống bán phá giá mà các quốc gia khởi xướng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam còn chưa xác định và nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, có những khoản chi phí của DN rất khó được quốc tế ghi nhận do hệ thống chứng từ kế toán chưa thực sự theo chuẩn quốc tế dẫn đến tính minh bạch kém. Điều này là một trong những lý do khiến DN thủy sản không đủ khả năng chứng minh việc không bán phá giá hàng hóa vào những thị trường này, dẫn đến bị áp mức thuế suất cao…
Giải pháp kế toán quản trị nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Một là, trong những nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật đối với hoạt động kế toán là theo kịp chuẩn kế toán quốc tế. Cụ thể hóa hành động này, các DN Việt Nam cần tuân thủ và đảm bảo chế độ kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để số liệu của các DN Việt Nam được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi cần, đồng thời cần lưu giữ tất cả các số liệu, sổ sách chứng từ cần thiết nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra. Các DN cần ý thức xây dựng được khâu báo cáo chi tiết trong kế toán, tạo cơ sở là những bằng chứng chứng minh cho sự hoạt động của DN.
Hai là, lãnh đạo DN cần phải nhìn nhận lại ngay từ khâu lập kế hoạch kinh doanh cũng như xây dựng chiến lược đề phòng rủi ro từ trước. Các báo cáo doanh thu, chi phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ là điều kiện cơ bản để đánh giá hiệu quả phát triển của DN. Đây chính là việc thu nhập, xử lý, đánh giá và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán - công việc của KTQT.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
2. Nghiên cứu về một số Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản VN http://www.tapchiketoan.com;
3. Kế toán quản trị trong doanh nghiệp http://ketoan24h.com/home/kien-thuc/ke-toan-quan-tri/3-ke-toan-doanh-nghiep.html.
Kế toán quản trị đối với nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
(Tài chính) Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp (DN) sử dụng các công cụ điều chỉnh để góp phần khắc phục những thiếu sót, tồn đọng, thực hiện các khâu đột phá trong sản xuất kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường. Để DN phát triển bền vững và hiệu quả, việc vận dụng kế toán quản trị (KTQT) là một trong những công cụ điều chỉnh không thể thiếu.
Xem thêm