Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: "Phao cứu sinh" cho doanh nghiệp
(Tài chính) Trong thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp (DN) thiếu vốn làm ăn cũng như ngân hàng đang "bí bách" đầu ra thì mô hình "Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp" do UBND TP. Hồ Chí Minh khởi xướng đã ra đời. Chương trình đã mang lại những kết quả tích cực và theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình là sẽ nhân rộng mô hình này trong cả nước thời gian tới.
Doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh
Ngày 27/2, tại hội nghị "Sơ kết chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2013 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh", bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, trong năm 2013 thành phố đã tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Đến cuối năm 2013 tổng dư nợ cho 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên đạt 126.280 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2012. Trong đó dư nợ tín dụng đối với DN vừa và nhỏ đạt 79.545 tỷ đồng, chiếm 63% trong tổng dư nợ tín dụng cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
Trong năm 2013 TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức kết nối và đã có 654 khách hàng được ngân hàng cam kết hỗ trợ cho vay, trong đó có 583 DN (chủ yếu là DN vừa và nhỏ), 68 hộ gia đình và 3 hợp tác xã. Tổng số tiền cam kết thông qua kết nối (cho vay mới, điều chỉnh giảm lãi suất, nâng hạn mức tín dụng…) hơn 13.704 tỷ đồng. Lãi suất được ký kết ở mức tối đa 9%/năm đối với cho vay ngắn hạn và từ 9% đến 12%/năm cho vay trung và dài hạn. Các ngân hàng cũng cam kết cho các DN thực hiện chương trình bình ổn của thành phố vay 1.960 tỷ đồng với lãi suất ngắn hạn 6%, trung và dài hạn là 10%, đưa chương trình bình ổn thị trường của thành phố đi vào chiều sâu khi các DN không còn ứng vốn ngân sách lãi suất 0% để thực hiện bình ổn. Có 25 DN bình ổn đã giải ngân được 1.176,9 tỷ đồng. Đặc biệt, thông qua chương trình kết nối, các tiểu thương ở 243 chợ truyền thống trên địa bàn cũng được cho vay 1.500 tỷ đồng với lãi suất 9%/năm, giảm tình trạng cho vay nặng lãi 2%-3%/tháng còn tồn tại ở các chợ.
Ông Lê Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình đánh giá, chương trình là chiếc phao lớn cứu DN vượt qua khó khăn. Tại quận này, có 30 DN được vay trong chương trình 309,3 tỷ đồng; 58 tiểu thương vay 24,8 tỷ đồng. Số vốn này không chỉ giúp DN có vốn sản xuất kinh doanh mà còn giải quyết cho hàng nghìn việc làm.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, một trong những DN thực hiện chương trình bình ổn thị trường cho biết, chương trình kết nối này mang lợi cho DN bình ổn rất nhiều. Ông Mười phân tích, dù trước đây DN được ứng vốn thực hiện bình ổn với lãi suất 0%, nhưng số vốn này chỉ đáp ứng được 15% tổng lượng vốn lưu chuyển, phần còn lại DN phải đi vay với lãi suất rất bấp bênh. Hiện, chương trình kết nối cho DN hàng bình ổn vay lãi suất 6%, nhưng có thể cho vay đến 100% nhu cầu DN nên tổng lãi suất cho vay kinh doanh thấp hơn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của DN hiệu quả hơn; và quan trọng hơn là các DN tìm thấy sự ổn định, yên tâm sản xuất kinh doanh.
Ngày 27/2, tại hội nghị "Sơ kết chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2013 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh", bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, trong năm 2013 thành phố đã tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Đến cuối năm 2013 tổng dư nợ cho 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên đạt 126.280 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2012. Trong đó dư nợ tín dụng đối với DN vừa và nhỏ đạt 79.545 tỷ đồng, chiếm 63% trong tổng dư nợ tín dụng cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
Trong năm 2013 TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức kết nối và đã có 654 khách hàng được ngân hàng cam kết hỗ trợ cho vay, trong đó có 583 DN (chủ yếu là DN vừa và nhỏ), 68 hộ gia đình và 3 hợp tác xã. Tổng số tiền cam kết thông qua kết nối (cho vay mới, điều chỉnh giảm lãi suất, nâng hạn mức tín dụng…) hơn 13.704 tỷ đồng. Lãi suất được ký kết ở mức tối đa 9%/năm đối với cho vay ngắn hạn và từ 9% đến 12%/năm cho vay trung và dài hạn. Các ngân hàng cũng cam kết cho các DN thực hiện chương trình bình ổn của thành phố vay 1.960 tỷ đồng với lãi suất ngắn hạn 6%, trung và dài hạn là 10%, đưa chương trình bình ổn thị trường của thành phố đi vào chiều sâu khi các DN không còn ứng vốn ngân sách lãi suất 0% để thực hiện bình ổn. Có 25 DN bình ổn đã giải ngân được 1.176,9 tỷ đồng. Đặc biệt, thông qua chương trình kết nối, các tiểu thương ở 243 chợ truyền thống trên địa bàn cũng được cho vay 1.500 tỷ đồng với lãi suất 9%/năm, giảm tình trạng cho vay nặng lãi 2%-3%/tháng còn tồn tại ở các chợ.
Ông Lê Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình đánh giá, chương trình là chiếc phao lớn cứu DN vượt qua khó khăn. Tại quận này, có 30 DN được vay trong chương trình 309,3 tỷ đồng; 58 tiểu thương vay 24,8 tỷ đồng. Số vốn này không chỉ giúp DN có vốn sản xuất kinh doanh mà còn giải quyết cho hàng nghìn việc làm.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, một trong những DN thực hiện chương trình bình ổn thị trường cho biết, chương trình kết nối này mang lợi cho DN bình ổn rất nhiều. Ông Mười phân tích, dù trước đây DN được ứng vốn thực hiện bình ổn với lãi suất 0%, nhưng số vốn này chỉ đáp ứng được 15% tổng lượng vốn lưu chuyển, phần còn lại DN phải đi vay với lãi suất rất bấp bênh. Hiện, chương trình kết nối cho DN hàng bình ổn vay lãi suất 6%, nhưng có thể cho vay đến 100% nhu cầu DN nên tổng lãi suất cho vay kinh doanh thấp hơn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của DN hiệu quả hơn; và quan trọng hơn là các DN tìm thấy sự ổn định, yên tâm sản xuất kinh doanh.
Tại buổi sơ kết, 4 ngân hàng đã ký kết với 11 DN, cam kết cho vay 800 tỷ đồng (trong đó có 40 tỷ cho bình ổn thị trường). Ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm nay sẽ tập trung việc hỗ trợ vốn cho các DN thực hiện việc đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhân rộng mô hình ra toàn quốc
Tham dự hội nghị sơ kết, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đánh giá, con số giải ngân 12.300 tỷ đồng trong chương trình "Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp" chưa phải là lớn nhưng có ý nghĩa hết sức tích cực. Qua công tác kết nối thể hiện được vai trò của địa phương, ngân hàng trong việc tích cực tháo gỡ khó khăn cho DN. Thống đốc cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chương trình kết nối của TP. Hồ Chí Minh và Thủ tướng đã quyết định nhân rộng mô hình này ra toàn quốc.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình lưu ý, năm 2014 mục tiêu tăng trưởng là 5,8%, là mức tăng trưởng cao hơn năm qua, nên ngay trong quý đầu các địa phương phải quyết liệt các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tất cả những khó khăn vướng mắc của DN cần được giải quyết ngay từ đầu năm. Thống đốc khẳng định, năm 2014 tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định; lãi suất ít nhất cũng giữ được như mặt bằng như hiện tại; nếu có điều kiện có thể giảm 1-2% và tín dụng có thể tăng trưởng 12%-14%.
Với mục tiêu giải ngân chương trình kết nối 20.000 tỷ đồng của thành phố, Thống đốc đề nghị các tổ chức tín dụng trên địa bàn phải tích cực tham gia. Theo Thống đốc, mục tiêu cho các DN trong chương trình kết nối năm nay vay là không quá 9%, phổ biến quanh mức 8%-8,5%/năm. Với khách hàng là DN, mức vay ngắn hạn có thể biến động trong khoảng 7%-8%; trung và dài hạn ở mức xung quanh 10% (năm 2013 là 9%-12%). Với khách hàng là tiểu thương, vấn đề quan trọng nhất là việc tiếp cận nguồn vốn nên theo Thống đốc, có thể duy trì mức lãi suất 9% như năm ngoái và các ngân hàng cần nỗ lực hơn trong việc tiếp cận vốn, xem xét các thủ tục vay đơn giản hơn với đối tượng này, tránh tình trạng tiểu thương phải đi vay nặng lãi. Với các DN thực hiện chương trình bình ổn thị trường, Thống đốc khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất khoảng 0,5%, còn lại là 5,5%/năm.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, thời gian sắp tới, NHNN sẽ làm việc với các địa phương khác, bắt đầu từ các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và nhân rộng mô hình "Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp" ra toàn quốc.
Tham dự hội nghị sơ kết, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đánh giá, con số giải ngân 12.300 tỷ đồng trong chương trình "Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp" chưa phải là lớn nhưng có ý nghĩa hết sức tích cực. Qua công tác kết nối thể hiện được vai trò của địa phương, ngân hàng trong việc tích cực tháo gỡ khó khăn cho DN. Thống đốc cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chương trình kết nối của TP. Hồ Chí Minh và Thủ tướng đã quyết định nhân rộng mô hình này ra toàn quốc.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình lưu ý, năm 2014 mục tiêu tăng trưởng là 5,8%, là mức tăng trưởng cao hơn năm qua, nên ngay trong quý đầu các địa phương phải quyết liệt các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tất cả những khó khăn vướng mắc của DN cần được giải quyết ngay từ đầu năm. Thống đốc khẳng định, năm 2014 tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định; lãi suất ít nhất cũng giữ được như mặt bằng như hiện tại; nếu có điều kiện có thể giảm 1-2% và tín dụng có thể tăng trưởng 12%-14%.
Với mục tiêu giải ngân chương trình kết nối 20.000 tỷ đồng của thành phố, Thống đốc đề nghị các tổ chức tín dụng trên địa bàn phải tích cực tham gia. Theo Thống đốc, mục tiêu cho các DN trong chương trình kết nối năm nay vay là không quá 9%, phổ biến quanh mức 8%-8,5%/năm. Với khách hàng là DN, mức vay ngắn hạn có thể biến động trong khoảng 7%-8%; trung và dài hạn ở mức xung quanh 10% (năm 2013 là 9%-12%). Với khách hàng là tiểu thương, vấn đề quan trọng nhất là việc tiếp cận nguồn vốn nên theo Thống đốc, có thể duy trì mức lãi suất 9% như năm ngoái và các ngân hàng cần nỗ lực hơn trong việc tiếp cận vốn, xem xét các thủ tục vay đơn giản hơn với đối tượng này, tránh tình trạng tiểu thương phải đi vay nặng lãi. Với các DN thực hiện chương trình bình ổn thị trường, Thống đốc khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất khoảng 0,5%, còn lại là 5,5%/năm.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, thời gian sắp tới, NHNN sẽ làm việc với các địa phương khác, bắt đầu từ các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và nhân rộng mô hình "Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp" ra toàn quốc.