Khả năng tiếp cận vốn thấp
Kết quả nghiên cứu
Hệ số R2 = 0.448006 thể hiện các biến độc lập có mức ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ở mức độ chấp nhận được. Các biến có ý nghĩa:
Giá trị tài sản (X6) có hệ số hồi quy 0.000582 mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN). Khi các DN có tài sản càng lớn thì khi họ đề xuất vay 1 triệu đồng thì khả năng vay được là 0.000582 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ rằng, DN nào có giá trị tài sản càng lớn thì khả năng vay vốn ngân hàng càng cao và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận (X2) có hệ số hồi quy 0.121805 mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNVVN. Khi các DN hoạt động hiệu quả, thì khi họ đề xuất vay 1 triệu đồng thì khả năng vay được là 0.121805 triệu đồng và DN có xác xuất vay được vốn ngân hàng cao hơn những DN khác là 12,18%.
Trình độ học vấn (X10): Có hệ số hồi quy 0.649949 mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNVVN, điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu, tác động của biến số này có mức ý nghĩa 5% thể hiện biến số này đóng vai trò quan trọng trong việc vay vốn của các DN đối với ngân hàng. Khi chủ DN có trình độ học vấn từ đại học trở lên thì khi họ đề xuất vay 1 triệu đồng thì khả năng vay được là 0.649949 triệu đồng.
Các biến có ý nghĩa:
Tuổi chủ DN (X1): Giá trị của biến độc lập này là biến nguyên dương, có mức ý nghĩa 5%, có sự biến động cùng chiều với lượng vốn tín dụng ngân hàng cấp cho DN. Trên thực tế, tuổi của chủ DN thể hiện kinh nghiệm trong kinh doanh, mối quan hệ với đối tác và khả năng quản lý rủ ro.
Tỷ suất lợi nhuận (X2) có hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với lượng vốn tín dụng của ngân hàng chấp thuận cấp cho DNVVN. Điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Tác động của biến số này có mức ý nghĩa 1% thể hiện biến số này đóng vai trò rất quan trọng trong việc vay vốn của các DN đối với ngân hàng và cũng phù hợp với thực nghiệm đối với các ngân hàng hiện nay.
Người thân kinh doanh (X4) có hệ số dương có mức ý nghĩa 10%. Điều này cho biết rằng việc có bạn bè, người thân đang làm quản lý DN khác ảnh hưởng đến lượng vốn vay của DN. Vấn đề đó phản ánh được thực trạng nghiên cứu việc liên kết giữa các DN ở Kiên Giang hoạt động tương đối tốt, phần nào nhờ vào sự kết nối của các cộng đồng DN, các hội nghề nghiệp….. trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
Giá trị tài sản (X6) được do lường bằng tổng tài sản của DN, có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%, điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu khi nghiên cứu. Hệ số hồi quy của biến Giá trị tài sản là 0,054096 và có ý nghĩa thống kê 1% nói lên rằng: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tổng giá trị tài sản của DN tăng lên 1 triệu đồng thì số vốn DN vay được từ ngân hàng của DN sẽ tăng thêm 0,054096 triệu đồng.
Thành viên hiệp hội (X9) có hệ số dương và điều đó có thể giải thích được rằng việc là thành viên Hiệp hội DN ở Kiên Giang, thì ảnh hưởng khá lớn đến khả năng vay vốn của DN. Kết quả này cũng rất phù hợp với ý kiến của các Ngân hàng.
Trình độ học vấn (X10) có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1 %, điều này đúng với kỳ vọng ban đầu là biến số này có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.
Giải pháp tìm vốn ở các ngân hàng thương mại
Trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp mang tính chất rất quan trọng trong việc giải quyết nợ cho vay. Đây là sự cản trở rất lớn khi các DNVVN tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Như vậy về lâu dài, để phát triển bền vững và giảm bớt khoảng trống giữa ngân hàng và DN thì việc đảm bảo bằng tài sản không quan trọng mà chính là hiệu quả của các phương án kinh doanh.
Do đó, để đảm bảo khoảng cách giữa ngân hàng và các DNVVN trong việc cấp tín dụng, ngân hàng phải xác định được DN nào có đủ điều kiện phát triển hay nói cách khác là có dự án với tính khả thi cao. Để khai thác thông tin về DN, các ngân hàng có thể tìm hiểu từ các Chi cục Thuế Thành phố Rạch Giá hoặc Cục Thuế tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, việc làm này không đơn giản mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành thuế và ngân hàng.
Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cho cán bộ tín dụng để hạn chế vấn đề “nhũng nhiễu” của cán bộ tín dụng với DN vay vốn. Ngoài ra, cần khách quan và tích cực trong công tác thẩm định, đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính của DN khi xét duyệt cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN tìm đến nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại cũng cần nâng cao việc quản lý vốn vay; Trợ giúp các DNVVN có được một sổ sách đúng chuẩn mực theo quy định và biết cách lập các dự án kinh doanh có hiệu quả.
Ngân hàng nên duy trì và áp dụng việc đánh giá và phân loại khách hàng một cách chính xác. Thông tin tín dụng dành cho DN có vai trò rất quan trọng trong việc cấp tín dụng cho DN nhưng phần lớn DN lại không nắm bắt được thông tin của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần cung cấp thông tin một cách công khai các thủ tục vay vốn, lượng vốn còn có thể cho vay, các sản phẩm ngân hàng dành cho DN và thời gian tối đa khi thẩm định cấp tín dụng cho một DN; Mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo việc tiếp xúc giữa ngân hàng và DN dễ dàng hơn. Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng, tạo ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng.
Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Tài chính) Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số trong nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Ngân hàng thương mại được các doanh nghiệp chọn tiếp cận vốn, song vay vốn từ ngân hàng không hề dễ dàng.
Xem thêm