“Khó hiểu” số liệu thống kê
“Trong khi doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hàng loạt mà con số tạo việc làm mới vẫn thống kê được lên tới hơn 1,5 triệu người trong năm nay. Tôi không thể hình dung được!”, Phó trưởng đoàn Quốc hội Tp.HCM, TS. Trần Du Lịch nói.
Nhiều chuyên gia kinh tế có nhận định rằng số liệu thống kê của mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế không chỉ giúp cho ngành đó, lĩnh vực đó phát triển mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định, đưa ra những chính sách chung trong phát triển kinh tế.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Lịch thấy khó hiểu về con số thống kê này mà trong nhiều kỳ họp Quốc hội tại nhiều nhiệm kỳ Quốc hội, ông Lịch đều có tâm tư như vậy.
Như hồi nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, trước nghị trường, ông Lịch từng phản ứng mạnh về tính chính xác, dù chỉ ở mức tương đối của con số tạo việc làm mới và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư khi đó là ông Võ Hồng Phúc, cũng thừa nhận “đúng là chúng ta không tính toán được”.
Chung sự hoài nghi như Phó trưởng đoàn Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm đã không ít lần đề nghị “Chính phủ hết sức lưu ý về chất lượng thông tin, bởi vì hiện nay hệ thống thu thập thông tin của chúng ta cũng còn nhiều vấn đề bất cập, thông tin không chính xác, không thống nhất với nhau giữa các bộ, ngành và các cơ quan thông tin thường xuyên diễn ra”.
Ông Tâm dẫn giải ra ví dụ về việc mỗi ngành cung cấp một số liệu thông tin thống kê khác nhau về lao động. Theo ông, cơ quan có chức năng thống kê đưa ra một con số, các cơ quan thực hiện chính sách xã hội cũng đưa ra các con số không giống nhau và nhận xét “chất lượng thông tin sẽ ảnh hưởng tới việc chúng ta quyết định và thực thi chính sách”.
Quả thật, sự hiện diện của số liệu thống kê ở các báo cáo kinh tế, từ các bộ có liên quan cũng đã có sự “vênh” nhau rất rõ nét. Báo cáo của Bộ Công Thương ngày 24/9 đưa ra số liệu dự kiến nhập siêu năm 2012 vào khoảng 2 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu khoảng 1,8%.
Nhưng chỉ chưa đầy hai tuần sau, tỷ lệ dự kiến này theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư đã giảm đi chỉ còn một nửa, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước thực hiện năm 2012 tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu là 0,9%, với khoảng 1 tỷ USD nhập siêu.
Tương tự, báo cáo của Bộ Công Thương dự kiến cả năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng khoảng 20,5- 21% so với năm 2011. Căn cứ để Bộ Công Thương đưa ra dự kiến này là vì “trong những tháng còn lại của năm 2012 là những tháng có nhiều dịp lễ hội diễn ra trên cả nước, cùng với những chính sách khuyến khích tiêu dùng của Chính phủ, thì tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ có khả năng tăng cao hơn trong những tháng đầu năm”.
Tuy nhiên, theo ước thực hiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2012 ước tăng chỉ 18% so với năm 2011.
Điều đáng nói là cả hai báo cáo này, dù được thực hiện ở hai thời điểm khác nhau nhưng vẫn được phát hành song song để cùng phục vụ cho một phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế diễn ra tuần trước. Cả Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương và Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có mặt tại phiên họp đó đều không có một lời nào giải thích cho sự “vênh” nhau này.
Nhiều chuyên gia kinh tế có nhận định rằng số liệu thống kê của mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế không chỉ giúp cho ngành đó, lĩnh vực đó phát triển mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định, đưa ra những chính sách chung trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều tổ chức, đơn vị đưa ra những số liệu thống kê khác nhau, còn chung chung, hình thức, thiếu căn cứ khoa học.
“Số liệu thống kê kinh tế của chúng ta có quá nhiều vấn đề”, nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Nguyễn Mại nhận xét. Một trong những điều mà ông Mại phải phàn nàn về “vấn đề” của số liệu thống kê kinh tế là còn rất nhiều những số liệu chưa được mổ xẻ phân tích để đưa ra những quyết sách kinh tế cụ thể, rõ ràng, chẳng hạn như mối quan hệ giữa các chỉ số xuất nhập khẩu với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
“Chúng ta không thể cứ đề ra các chỉ tiêu tăng xuất nhập khẩu mà không tính xem nó đóng góp vào GDP như thế nào. Mục tiêu của xuất khẩu không phải là chỉ có thu ngân sách, chỉ có giải quyết lao động mà còn phải là đóng góp bao nhiêu vào GDP”, ông Mại nói.
Còn theo TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang từng bước chú ý hơn đến công tác thống kê. Dù vậy, cho đến nay, trên thực tế, chất lượng thống kê cũng như tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các địa phương về con số thống kê đang còn nhiều bất cập.
Đơn cử trong quá trình viết báo cáo của một tỉnh nếu hỏi số liệu từ 5 sở về 1 địa phương thì cũng có tới 5 con số, thậm chí ngay trong 1 sở mà hỏi 5 phòng thì cũng lại có tới 5 con số... Vì vậy, có thể nói sự bất cập của các con số thống kê đang gây ra rất nhiều bức xúc và những hệ quả.
Những hệ quả mà ông Phong nêu lên thứ nhất là không cho phép so sánh và đánh giá chính xác thực trạng của các ngành kinh tế ngay cả những con số về nợ, con số liên quan đến hiệu quả và sự phát triển của nền kinh tế cũng như các vấn đề khác.
Thứ hai, từ việc không nắm chắc được thực tế thì sẽ đưa ra những phân tích và kết luận không xác đáng, từ đó gây hệ quả đến các đề xuất về chính sách quản lý của các cơ quan chức năng... thậm chí gây ra sự lệch lạc của các quyết sách gắn với những con số không chính xác.
Như hồi nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, trước nghị trường, ông Lịch từng phản ứng mạnh về tính chính xác, dù chỉ ở mức tương đối của con số tạo việc làm mới và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư khi đó là ông Võ Hồng Phúc, cũng thừa nhận “đúng là chúng ta không tính toán được”.
Chung sự hoài nghi như Phó trưởng đoàn Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm đã không ít lần đề nghị “Chính phủ hết sức lưu ý về chất lượng thông tin, bởi vì hiện nay hệ thống thu thập thông tin của chúng ta cũng còn nhiều vấn đề bất cập, thông tin không chính xác, không thống nhất với nhau giữa các bộ, ngành và các cơ quan thông tin thường xuyên diễn ra”.
Ông Tâm dẫn giải ra ví dụ về việc mỗi ngành cung cấp một số liệu thông tin thống kê khác nhau về lao động. Theo ông, cơ quan có chức năng thống kê đưa ra một con số, các cơ quan thực hiện chính sách xã hội cũng đưa ra các con số không giống nhau và nhận xét “chất lượng thông tin sẽ ảnh hưởng tới việc chúng ta quyết định và thực thi chính sách”.
Quả thật, sự hiện diện của số liệu thống kê ở các báo cáo kinh tế, từ các bộ có liên quan cũng đã có sự “vênh” nhau rất rõ nét. Báo cáo của Bộ Công Thương ngày 24/9 đưa ra số liệu dự kiến nhập siêu năm 2012 vào khoảng 2 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu khoảng 1,8%.
Nhưng chỉ chưa đầy hai tuần sau, tỷ lệ dự kiến này theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư đã giảm đi chỉ còn một nửa, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước thực hiện năm 2012 tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu là 0,9%, với khoảng 1 tỷ USD nhập siêu.
Tương tự, báo cáo của Bộ Công Thương dự kiến cả năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng khoảng 20,5- 21% so với năm 2011. Căn cứ để Bộ Công Thương đưa ra dự kiến này là vì “trong những tháng còn lại của năm 2012 là những tháng có nhiều dịp lễ hội diễn ra trên cả nước, cùng với những chính sách khuyến khích tiêu dùng của Chính phủ, thì tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ có khả năng tăng cao hơn trong những tháng đầu năm”.
Tuy nhiên, theo ước thực hiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2012 ước tăng chỉ 18% so với năm 2011.
Điều đáng nói là cả hai báo cáo này, dù được thực hiện ở hai thời điểm khác nhau nhưng vẫn được phát hành song song để cùng phục vụ cho một phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế diễn ra tuần trước. Cả Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương và Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có mặt tại phiên họp đó đều không có một lời nào giải thích cho sự “vênh” nhau này.
Nhiều chuyên gia kinh tế có nhận định rằng số liệu thống kê của mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế không chỉ giúp cho ngành đó, lĩnh vực đó phát triển mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định, đưa ra những chính sách chung trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều tổ chức, đơn vị đưa ra những số liệu thống kê khác nhau, còn chung chung, hình thức, thiếu căn cứ khoa học.
“Số liệu thống kê kinh tế của chúng ta có quá nhiều vấn đề”, nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Nguyễn Mại nhận xét. Một trong những điều mà ông Mại phải phàn nàn về “vấn đề” của số liệu thống kê kinh tế là còn rất nhiều những số liệu chưa được mổ xẻ phân tích để đưa ra những quyết sách kinh tế cụ thể, rõ ràng, chẳng hạn như mối quan hệ giữa các chỉ số xuất nhập khẩu với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
“Chúng ta không thể cứ đề ra các chỉ tiêu tăng xuất nhập khẩu mà không tính xem nó đóng góp vào GDP như thế nào. Mục tiêu của xuất khẩu không phải là chỉ có thu ngân sách, chỉ có giải quyết lao động mà còn phải là đóng góp bao nhiêu vào GDP”, ông Mại nói.
Còn theo TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang từng bước chú ý hơn đến công tác thống kê. Dù vậy, cho đến nay, trên thực tế, chất lượng thống kê cũng như tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các địa phương về con số thống kê đang còn nhiều bất cập.
Đơn cử trong quá trình viết báo cáo của một tỉnh nếu hỏi số liệu từ 5 sở về 1 địa phương thì cũng có tới 5 con số, thậm chí ngay trong 1 sở mà hỏi 5 phòng thì cũng lại có tới 5 con số... Vì vậy, có thể nói sự bất cập của các con số thống kê đang gây ra rất nhiều bức xúc và những hệ quả.
Những hệ quả mà ông Phong nêu lên thứ nhất là không cho phép so sánh và đánh giá chính xác thực trạng của các ngành kinh tế ngay cả những con số về nợ, con số liên quan đến hiệu quả và sự phát triển của nền kinh tế cũng như các vấn đề khác.
Thứ hai, từ việc không nắm chắc được thực tế thì sẽ đưa ra những phân tích và kết luận không xác đáng, từ đó gây hệ quả đến các đề xuất về chính sách quản lý của các cơ quan chức năng... thậm chí gây ra sự lệch lạc của các quyết sách gắn với những con số không chính xác.