Không phải Mỹ, đây mới là "quê hương" của các ngân hàng lớn nhất thế giới
Theo bảng xếp hạng hàng năm mới nhất của S&P Global Market Intelligence, bốn ngân hàng hàng đầu trên thế giới đều đến từ Trung Quốc.
Bất chấp chiến tranh thương mại và các bất ổn về chính sách tiền tệ , các ngân hàng "Big Four" của Trung Quốc đã tăng tổng tài sản của họ thêm 1% trong năm 2018 lên 13,8 nghìn tỷ USD, S&P cho biết.
Dẫn đầu danh sách này là Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc (ICBC). ICBC hiện cũng là ngân hàng lớn nhất thế giới. ICBC là công ty tài chính duy nhất đã tích lũy được hơn 4 nghìn tỷ USD tài sản - gần bằng quy mô của Citigroup và Wells Fargo cộng lại.
Ba ngân hàng lớn nhất tiếp theo của Trung Quốc, mỗi ngân hàng trị giá 3 nghìn tỷ đô la: Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ACB) và Ngân hàng Trung Quốc (CB). Cả bốn ngân hàng đều thuộc sở hữu nhà nước.
Các ngân hàng Mỹ chỉ trở nên lớn mạnh hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng họ vẫn còn một số việc phải làm để bắt kịp các đồng nghiệp ở Trung Quốc.
Trong danh sách Top 10 hàng đầu thế giới của bảng xếp hạng S&P, Mỹ chỉ đóng góp ngân hàng - JPMorgan Chase và Bank of America. JPMorgan, công ty tài chính có tài sản 2,6 nghìn USD, đã củng cố vai trò dẫn đầu của mình trong hệ thống ngân hàng Mỹ bằng cách công bố mức lợi nhuận và doanh thu kỷ lục tuần trước.
Còn đối với Wells Fargo, ngân hàng này đang tiếp tục nỗ lực để vượt qua vụ bê bối kéo dài hai năm rưỡi. Trong lúc này, Citigroup đã vượt Wells Fargo để trở thành ngân hàng số 3 tại Hoa Kỳ theo số liệu về tổng tài sản.
Các ngân hàng lớn sẽ tiếp tục được theo dõi trong tuần tới khi vào mùa kinh doanh lớn của năm.
Goldman Sachs và Morgan Stanley đang chịu áp lực lớn trong khi phải công bố mục tiêu kinh doanh trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu tĩnh lặng kể từ đầu năm 2019.
Trong khi sự biến động quá mức như những cơn bão xảy ra ở Phố Wall vào cuối năm 2018 có thể là một đòn trừng phạt dành cho các ngân hàng đầu tư, thì một thị trường quá bình ổn cũng có thể gây tổn hại. Giao dịch chứng khoán thường cạn kiệt khi biến động biến mất , làm cho các công ty Phố Wall không phát sinh phí giao dịch sinh lợi.
Các ngân hàng tiêu dùng, mặt khác, chia thành 2 hướng.
Những số liệu tích cực của những ngân hàng này thể hiện "sức khỏe" của các hộ gia đình Mỹ. Sự tích cực lớn là sức khỏe của các hộ gia đình Mỹ. Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon ghi nhận có hiện tượng chi tiêu tiêu dùng "mạnh mẽ" với số liệu tăng trưởng trong quý kỷ lục của ngân hàng này. Các khoản cho vay và tiền gửi tăng trưởng tại JPMorgan và Dimon đã hỗ trợ cho số lượng việc làm và tiền lương tăng.
Nhưng các nhà đầu tư sẽ chờ đợi trong lo lắng trước các dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đang gặp khó khăn do sự điều chỉnh của lãi suất.
Wells Fargo đã gây bão đối với Phố Wall hôm thứ Sáu (12/4) bằng cách cảnh báo thu nhập lãi ròng giảm. Nguồn lợi nhuận chính giảm khi đường cong lợi suất phẳng.
Đường cong lợi suất, khoảng cách giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn, đã bốc hơi trong những tháng gần đây vì lo ngại tăng trưởng toàn cầu và các dự đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phải cắt giảm lãi suất.