Kinh tế châu Âu đương đầu với rủi ro suy giảm mạnh nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn

Ước tính khoảng 36% khí đốt tự nhiên tiêu thụ tại Đức năm 2021 tại các nhà máy. Trong đó khoảng một nửa đến từ Nga, tuy nhiên sang đến 4 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này chỉ còn lại khoảng 35%.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Các nền kinh tế khu vực châu Âu vững vàng trong tháng 5/2022 tuy nhiên vẫn dễ chịu tổn thương và có thể suy giảm nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho khu vực này, theo nội dung bài đăng mới đây của Wall Street Journal.

Các số liệu kinh tế công bố vào ngày thứ Tư cho thấy sản lượng tại các nhà máy tại khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trong tháng 5/2022, trong khi đó kinh tế Anh phục hồi sau khi suy giảm trong tháng 4/2022.

Tuy nhiên, sản lượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng chủ yếu có nguyên nhân từ các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Ireland trong khi đó tăng trưởng của Anh có được nhờ việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế với dịch vụ y tế địa phương.

Kinh tế của cả Anh và các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng trong 3 tháng đầu của năm nay, trái ngược với kinh tế Mỹ ghi nhận sự suy giảm. Tuy nhiên việc giá năng lượng tăng nóng sau khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát đã làm chậm đà phục hồi từ đại dịch COVID-19 bởi các hộ gia đình cắt giảm tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.

Cơ quan thống kê thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào ngày thứ Tư công bố sản lượng công nghiệp tháng 5/2022 tăng 0,8% so với tháng 4/2022. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất tại Pháp, Italy và Tây Ban Nha chỉ cao hơn chút so với Đức.

Ngược lại, sản lượng sản xuất tại Ireland tăng đột biến 13,9%, chủ yếu do sản lượng của các doanh nghiệp Mỹ có hoạt động tại hòn đảo này tăng mạnh. Sản lượng công nghiệp của Ireland chiếm khoảng 5,1% tổng sản lượng công nghiệp khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Nếu không có Ireland, sản lượng sản xuất của khu vực đồng tiền chung trì trệ. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát trì trệ sẽ nhanh chóng trở lại nếu nguồn cung khí đốt của Nga dành cho châu Âu không sớm trở lại sau khi lịch bảo trì kết thúc.

Ngân hàng Trung ương Đức ước tính rằng việc nguồn cung khí đốt nếu bị chặn đứng sẽ dẫn đến việc sản lượng kinh tế trong nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm đi trong quý III/2022.

Tính toán của JP Morgan cho thấy ước tính khoảng 36% khí đốt tự nhiên tiêu thụ tại Đức năm 2021 tại các nhà máy. Trong đó khoảng một nửa đến từ Nga, tuy nhiên sang đến 4 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này chỉ còn lại khoảng 35%.

Thời điểm việc nguồn cung khí đốt thiếu hụt tại các nhà máy của Đức hiện chưa chắc chắn dù rằng nó có thể sẽ rõ ràng vào ngày 22/7/2022 khi mà quá trình bảo trì hệ thống nhà máy Nord Stream kết thúc.

“Ngay cả nếu việc cung cấp khí đốt được nối lại, việc không thể cung cấp ngay khi hoạt động bảo trì kết thú cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng lên phía Đức”, chuyên gia kinh tế tại JP Morgan phân tích.

Dù rằng những tác động kinh tế lớn nhất từ việc thiếu nguồn cung khí đốt sẽ được cảm nhận rõ tại Đức, phần lớn châu Âu sẽ hứng chịu tình trạng thiếu năng lượng và giá cả các sản phẩm năng lượng cao hơn.

Sản lượng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu ước tính sẽ giảm 8,3% trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 9/2022 và 7% trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 12/2022 và rồi giảm 0,9% trong quý I/2023 rồi sau đó mới tăng trưởng trở lại.

Dù rằng Anh không mua nhiều khí đốt từ Nga, việc giá cả hàng hóa tại châu Âu tăng cao cũng sẽ tạo ra thêm nhiều thách thức làm chậm nền kinh tế. Các con số công bố bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho thấy GDP, chỉ số đo lường hàng hóa và dịch vụ tại Anh, trong tháng 5/2022 tăng 0,5% so với tháng 4/2022.