Kinh tế Mỹ: Gói hỗ trợ kích cầu phát huy tác dụng
Hỗ trợ kích cầu tiêu dùng là một phần của gói cứu trợ trị giá hàng nghìn tỷ USD đã được thông qua vào tháng 3/2020. Bằng cách phát hành séc, chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng để đưa nền kinh tế hoạt động trở lại sau khi đại dịch coronavirus.
Ông Doug McMillon, CEO của Tập đoàn Walmart chia sẻ, mọi người đã trải qua các giai đoạn mua sắm khác nhau trong đại dịch coronavirus. Đầu tiên, khách hàng dự trữ thực phẩm và nhu yếu phẩm hộ gia đình. Sau đó, họ lại đi tìm kiếm những món đồ giúp họ làm việc, học tập và giải trí trong những ngày dài ở nhà. Trong những tuần cuối cùng của tháng 4, một xu hướng mua sắm khác đã xuất hiện: khách hàng đã bắt đầu mua thêm TV, quần áo, đồ thể thao và đồ chơi bằng tiền họ nhận được từ các gói hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.
Hỗ trợ kích cầu tiêu dùng là một phần của gói cứu trợ trị giá hàng nghìn tỷ USD đã được thông qua vào tháng 3/2020. Bằng cách phát hành séc, chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng để đưa nền kinh tế hoạt động trở lại sau khi đại dịch coronavirus. Chính phủ đã hỗ trợ cho hàng triệu người, với số tiền lên tới 1.200 USD/người, tùy thuộc vào mức thu nhập (Những người kiếm được hơn 99 nghìn USD/năm thì không nhận được hỗ trợ.). Những tấm séc này dường như đã đạt được hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, đã giúp thúc đẩy việc mua các mặt hàng không thiết yếu mà mọi người đã bỏ qua trong những ngày đầu của đại dịch.
Theo ông Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple, doanh thu của các công ty công nghệ đã tăng trưởng thực sự trong nửa cuối tháng 4 nhờ vào gói kích thích này của chính phủ.
Còn ông Corie Barry, Giám đốc điều hành Best Buy cho biết, thu nhập quý đầu tiên của công ty đã chứng kiến sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ vào cuối tháng 4. Giống như nhiều nhà bán lẻ khác, doanh số bán hàng của Best Buy đã tăng trong ba tuần cuối quý vì khách hàng đã chọn chi tiêu mua sắm các sản phẩm dịch vụ do họ cung cấp từ gói kích cầu của chính phủ.
Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, sự tăng trưởng này khó đo lường và có thể không kéo dài được lâu. Ngay cả khi các công ty được mô tả là có sự bùng nổ về doanh số bán hàng nhưng họ vẫn quan ngại khi dự báo về các mô hình bán hàng và chi tiêu trong tương lai do họ rất khó khăn trong việc tách biệt những tác động của gói kích cầu tiêu dùng cho các lĩnh vực khác nhau.
Mô hình mua sắm và chi tiêu đã thay đổi đáng kể và không thể đoán trước trong đại dịch. Với người tiêu dùng, họ tích trữ một số sản phẩm và loại bỏ những sản phẩm khác. Nhiều tiểu bang bắt đầu nới lỏng hoặc dỡ bỏ lệnh cấm đi lại trong tháng 4. Đối với các nhà bán lẻ thì mùa xuân thường là mùa bán hàng bận rộn nhất. Ví dụ, doanh số bán hàng của Tập đoàn Lowe vẫn tăng trưởng mạnh ngay cả trước khi có gói kích thích tiêu dùng của chính phủ. Trong thời gian dài ở nhà, nhiều khách hàng đã đến các cửa hàng mua sắm nhiều thiết bị vật tư mới cho gia đình. Đối thủ của Lowe là Tập đoàn Home Depot cho biết, họ cũng cảm nhận được tác động từ gói kích cầu tiêu dùng của chính phủ, nhưng theo Sara Gorman, người phát ngôn của tập đoàn này thì rất khó để định lượng sự tác động. Trong khi đó, Tập đoàn Walmart lại không đủ chắc chắn để có thể đưa ra một triển vọng tài chính trong năm nay, mặc dù doanh số quý đầu tiên của họ tăng vọt.
Ông Brett Biggie, Giám đốc tài chính của Walmart cho biết, bản thân tập đoàn đã có một khởi đầu vững chắc vào tháng 5/2020, nhưng gói kích cầu tiêu dùng của chính phủ vẫn có một tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh, đồng thời, nó có thể hỗ trợ cho một số tình trạng khẩn cấp.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong 9 tuần qua, 38,6 triệu người đã nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp ở quốc gia này. Những người khác đã bị cắt giảm lương hoặc lợi ích bị cắt giảm. Đối với một số người này, gói kích cầu tiêu dùng của chính phủ đã giúp cho họ có thể mua sắm đồ tiêu dùng và các nhu yếu phẩm khác. Ngoài số tiền lĩnh thất nghiệp, những người đủ điều kiện đã được hưởng thêm 600 USD/tuần từ gói kích cầu tiêu dùng này. Nhưng lợi ích đó sẽ chấm dứt sau tháng 7/2020.
Trên thực tế hiện nay, Quốc hội Mỹ đang xem xét thông qua một gói kích thích tiêu dùng khác nằm trong một phần của gói đề xuất trị giá 3 nghìn tỷ USD. Theo nghiên cứu của NBER, cách tiếp cận lần này có mục tiêu gần hơn đối với người có thu nhập thấp hơn để có thể có tác động lớn hơn đến nền kinh tế.