Kinh tế quý I/2013: Đã có sự hồi phục nhưng chậm
Nền kinh tế đã vận hành qua 1/4 thời gian của năm kế hoạch 2013 và đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đang dẫn đầu. Nhưng sản xuất công nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp (DN) chưa như mong đợi…
Những điểm sáng
Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 11 tỷ USD, tăng 53,9% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung, kim ngạch xuất khẩu quý I đạt gần 29,7 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ, tăng gần gấp đôi so với chỉ tiêu kế hoạch. Riêng kim ngạch của nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 20,4 tỷ USD, tăng 29,9%, cao hơn hẳn mức tăng trưởng xuất khẩu chung. Đây là biểu hiện "sức khỏe" khá tốt của sản xuất sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Hoạt động thu hút vốn ĐTNN đã có sự bứt phá ngoạn mục, là một sự "đảo chiều" khá đột ngột khi lượng vốn mới thu hút trong tháng 3 tăng vọt, nâng tổng vốn mới đăng ký trong quý I lên 6,034 tỷ USD, tăng 63,6% so với cùng kỳ. Thực tế này đã xóa những lo ngại về sự suy giảm về vốn ĐTNN mới cấp phép thời gian gần đây.
Đặc biệt, đã xuất hiện trở lại một số dự án có quy mô rất lớn về vốn và sức lan tỏa. Đó là dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), với tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD, dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam tại Thái Nguyên, tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử.
Một thực tế đáng ghi nhận nữa là, trong quý I, các dự án ĐTNN đã giải ngân 2,7 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Đó là minh chứng cho sức sống và đóng góp to lớn của khu vực này vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Công nghiệp và DN chưa hết khó
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I chỉ tăng 4,9% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành quan trọng vẫn trong tình trạng suy giảm, như sản xuất ti vi giảm 18,3%, ô tô giảm 12,1%, khí hóa lỏng giảm 9,6%, bột ngọt giảm 6,5%... Nhìn chung, sản xuất công nghiệp chưa thoát ra khỏi sự trì trệ, chủ yếu do sự tồn đọng sản phẩm còn tiếp diễn, chi phí cao hoặc do thiếu vốn để thay đổi công nghệ, triển khai xúc tiến thương mại.
Thực tế đáng quan ngại nữa là, cả nước chỉ có 15.707 DN dân doanh mới đăng ký thành lập, với tổng vốn đăng ký hơn 79.000 tỷ đồng; giảm 6,8% về số lượng DN và giảm 16% về vốn so với cùng kỳ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, tình hình sản xuất kinh doanh và đăng ký hoạt động của DN đang trong xu thế giảm, thể hiện rõ sự sa sút, co cụm của cộng đồng DN cũng như giảm niềm tin trước quyết định bỏ vốn kinh doanh trong dân chúng. Quy mô vốn trung bình của DN mới thành lập trong quý cũng giảm 10% so với cùng kỳ, cho thấy nguồn nội lực nói chung suy giảm đáng kể và sự phục hồi phong độ chưa thể xuất hiện một sớm một chiều.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận, đời sống kinh tế quý I tuy có bước chuyển, nhưng chưa rõ và còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Chính phủ đang chỉ đạo sát sao nhằm tạo bước chuyển căn bản, theo đó DN tiếp tục được xác định là đối tượng trọng tâm, được quan tâm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…
Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 11 tỷ USD, tăng 53,9% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung, kim ngạch xuất khẩu quý I đạt gần 29,7 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ, tăng gần gấp đôi so với chỉ tiêu kế hoạch. Riêng kim ngạch của nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 20,4 tỷ USD, tăng 29,9%, cao hơn hẳn mức tăng trưởng xuất khẩu chung. Đây là biểu hiện "sức khỏe" khá tốt của sản xuất sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Hoạt động thu hút vốn ĐTNN đã có sự bứt phá ngoạn mục, là một sự "đảo chiều" khá đột ngột khi lượng vốn mới thu hút trong tháng 3 tăng vọt, nâng tổng vốn mới đăng ký trong quý I lên 6,034 tỷ USD, tăng 63,6% so với cùng kỳ. Thực tế này đã xóa những lo ngại về sự suy giảm về vốn ĐTNN mới cấp phép thời gian gần đây.
Đặc biệt, đã xuất hiện trở lại một số dự án có quy mô rất lớn về vốn và sức lan tỏa. Đó là dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), với tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD, dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam tại Thái Nguyên, tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử.
Một thực tế đáng ghi nhận nữa là, trong quý I, các dự án ĐTNN đã giải ngân 2,7 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Đó là minh chứng cho sức sống và đóng góp to lớn của khu vực này vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Công nghiệp và DN chưa hết khó
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I chỉ tăng 4,9% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành quan trọng vẫn trong tình trạng suy giảm, như sản xuất ti vi giảm 18,3%, ô tô giảm 12,1%, khí hóa lỏng giảm 9,6%, bột ngọt giảm 6,5%... Nhìn chung, sản xuất công nghiệp chưa thoát ra khỏi sự trì trệ, chủ yếu do sự tồn đọng sản phẩm còn tiếp diễn, chi phí cao hoặc do thiếu vốn để thay đổi công nghệ, triển khai xúc tiến thương mại.
Thực tế đáng quan ngại nữa là, cả nước chỉ có 15.707 DN dân doanh mới đăng ký thành lập, với tổng vốn đăng ký hơn 79.000 tỷ đồng; giảm 6,8% về số lượng DN và giảm 16% về vốn so với cùng kỳ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, tình hình sản xuất kinh doanh và đăng ký hoạt động của DN đang trong xu thế giảm, thể hiện rõ sự sa sút, co cụm của cộng đồng DN cũng như giảm niềm tin trước quyết định bỏ vốn kinh doanh trong dân chúng. Quy mô vốn trung bình của DN mới thành lập trong quý cũng giảm 10% so với cùng kỳ, cho thấy nguồn nội lực nói chung suy giảm đáng kể và sự phục hồi phong độ chưa thể xuất hiện một sớm một chiều.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận, đời sống kinh tế quý I tuy có bước chuyển, nhưng chưa rõ và còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Chính phủ đang chỉ đạo sát sao nhằm tạo bước chuyển căn bản, theo đó DN tiếp tục được xác định là đối tượng trọng tâm, được quan tâm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…