Làm việc mãi nhưng vẫn chưa được thăng chức, nghỉ việc hay tiếp tục phấn đấu?

Theo Huyền Nguyễn/nhadautu.vn

Sự thăng tiến trong sự nghiệp là yếu tố chính tạo nên sự hài lòng của mọi người lao động. Và trong khi thăng tiến là điều kiện cần đạt được, người lao động không nên nán lại quá lâu tại một công ty nếu họ không được cất nhắc.

Sự thăng tiến trong sự nghiệp là yếu tố chính tạo nên sự hài lòng của mọi người lao động. Nguồn: internet
Sự thăng tiến trong sự nghiệp là yếu tố chính tạo nên sự hài lòng của mọi người lao động. Nguồn: internet

Những người mới đi làm nên đặt mục tiêu được thăng chức ba năm một lần – theo Ian Siegel, CEO của ZipRecruiter.

“Nếu bạn không có sự thăng tiến sau 3 năm, đó là một vấn đề”.

Lần thăng chức tiếp theo có xu hướng chậm lại khi bạn đã được cất nhắc một lần, nhưng bạn nên tiếp tục đảm nhận thêm các trách nhiệm bổ sung và phát triển kỹ năng của mình.

“Hãy đề xuất và đàm phán cho những gì bạn mong muốn”, theo Kathy Caprino – huấn luyện viên sự nghiệp và điều hành. “Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu tính chất công việc của bạn không thay đổi trong 7 năm”.

Hãy chắc chắn bạn sẵn sàng để được cất nhắc

Đừng để cái tôi trở thành lý do duy nhất bạn muốn được thăng chức.

Hãy chắc bạn hiểu rõ những trách nhiệm và kỳ vọng sẽ đi kèm với cơ hội cất nhắc.

“Tôi đã gặp nhiều người nghĩ mình nên được thăng chức cũng như muốn được thăng chức nhưng sau khi được thăng chức rồi, họ lại chẳng hiểu được thăng chức để làm gì”, theo Peggy Klaus – tác giả cuốn “Brag! The Art of Tooting Your Own Horn Without Blowing It” (tạm dịch Nghệ thuật tự khen ngợi không gây phản cảm).

Hiểu quy trình vận hành của công ty

Công ty của bạn được thiết lập thời gian cất nhắc như thế nào.

Một số công ty có nhiều vị trí và chức danh công việc khiến cơ hội thăng tiến nhiều hơn. Các công ty khác ít thay đổi hơn và có ít lớp quản lý hơn, do đó cơ hội thăng tiến không nhiều.

“Mỗi tổ chức đều có những quy tắc vận hành chi phối cách thức hoạt động của nó. Hãy hỏi những người đã làm việc lâu năm và có thành công để tìm hiểu các quy tắc bất thành văn, cũng như tìm sự hướng dẫn”, theo Caprino.

Nếu bị từ chối, hãy đòi hỏi những vấn đề khác

Nếu bị từ chối thăng chức, hãy đòi hỏi về các đặc quyền khác hỗ trợ bạn phát triển nghề nghiệp và cân bằng cuộc sống – công việc của bạn.

“Hãy đưa ra cụ thể những mong muốn của bạn”, theo Klaus.

Đừng ngại đề xuất một lịch trình làm việc linh hoạt hơn, được tăng lương hoặc cơ hội làm việc tại bộ phận khác, được đào tạo về các kỹ năng mới.

Gây ấn tượng mà không cần thay đổi vai trò

Các nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy sự phát triển trong lí lịch của bạn nhưng có nhiều cách khác để thể hiện sự tiến bộ bên cạnh việc được thăng chức.

Trong phần kinh nghiệm bản thân, hãy nêu chi tiết bất kỳ nhiệm vụ, dự án bổ sung bạn đã thực hiện và có kết quả.

“Giải thích công việc của bạn đã thay đổi thế nào ngay cả khi bạn vẫn giữ nguyên chức vụ. Ghi rõ rằng bạn đã quản lý từ 50 người đến 150 người hoặc quản lý ngân sách từ 6 triệu đô la lên 12 triệu đô la”, theo Joel Garfinkle – huấn luyện viên điều hành và tác giả cuốn sách “Getting Ahead: Three Steps to Take Your Career to the Next Level” (tạm dịch Ba bước để nâng cấp sự nghiệp)

Rời đi đúng thời điểm

Nếu bạn làm việc chăm chỉ và vượt chỉ tiêu nhưng vẫn không được thăng chức, bạn có thể suy nghĩ rời đi.

“Cách nhanh nhất để thăng tiến và được bồi thường là thay đổi công việc... nếu không xảy ra vấn đề nội bộ. Nhảy việc từng bị xem xét là không tốt, nhưng giờ điều này được coi là bình thường”, theo Siegel.

Đôi khi việc không được cất nhắc không liên quan đến hiệu suất công việc và tự bạn hầu như không thể thay đổi tình trạng này.

“Nếu cấp trên không rõ ràng về điều kiện để bạn được thăng chức, đó là dấu hiệu bạn khó có thể được thăng chức”, theo Garfinkle.

Và nếu cấp trên đã đưa ra tiêu chuẩn nhưng sau đó lại thay đổi – đó cũng là một dấu hiệu không tốt.

“Nếu họ làm vậy và nó trở nên rắc rối, điều đó nghĩa là họ sẽ không bao giờ cho tôi điều tôi muốn”, theo Klaus.

Dậm chân tại một vị trí trong công việc có thể gây bất lợi cho năng suất và sự hào hứng thể hiện năng lực của bạn.

“Nếu công việc đã trở nên nhuần nhuyễn mà bạn không được thăng chức, có thể điều đó báo hiệu rằng bạn cần một vai trò lớn hơn hoặc nên tìm kiếm những công việc khác”, theo Siegel.