Luật Doanh nghiệp tác động thế nào tới tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước?
(Tài chính) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2015/NĐ-CP quy định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quy định này được đặt ra trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp 2014 (sửa đổi) có hiệu lực, cho phép doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định của Hiến pháp. TS. Trần Tiến Cường - Nguyên Trưởng Ban Cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) trao đổi về vấn đề này.
Đó là quyền của chủ sở hữu, quyền chủ sở hữu là tư nhân hay Nhà nước cũng vậy. Vấn đề doanh nghiệp tư nhân thì không có quy định gì vì chủ sở hữu/chủ doanh nghiệp biết và chủ động việc kinh doanh ngành nghề nào thì đem lại hiệu quả hay rủi ro và tự chịu trách nhiệm với đồng vốn họ bỏ ra. Nhưng đối với doanh nghiệp nhà nước là vốn nhà nước bỏ ra, sở hữu chung, sở hữu nhà nước rộng, đại diện rất mênh mông cho nên phải có những quy định để hướng dẫn cho những người đại diện đó thực hiện và giám sát xem khi nào thì kinh doanh cái gì mang lại hiệu quả. Bây giờ Nhà nước đang thực hiện đúng vai trò là của ông chủ, phải xem khi nào năng lực của doanh nghiệp nhà nước nếu yếu, thì phải hãm phanh lại, không mở rộng ngành nghề. Khi nào năng lực tốt, tài chính dồi dào thì vẫn có thể mở rộng chứ không phải cứ quy định cứng nhắc là không được kinh doanh ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Quan điểm của tôi là như vậy.
Sau khi các doanh nghiệp nhà nước thuộc các tập đoàn đã được chuyển đổi thành công ty cổ phần, việc quy định các doanh nghiệp phải tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính về lâu dài có phù hợp nữa hay không ?Các tập đoàn, tổng công ty thực hiện cổ phần hóa thì lúc đó vai trò của Nhà nước với tư cách ông chủ duy nhất thì không còn nữa. Khi đó thì các cổ đông khác tùy theo mức độ nắm giữ của Nhà nước còn nhiều hay ít, lúc đó sẽ có sự điều chỉnh quyết định ấy cho phù hợp. Nếu Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ với tỷ lệ mà - ví dụ như tôi nói là 75% cổ phần thì lúc đó những quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp là cổ đông nắm giữ 75% vẫn có quyền quyết, còn nếu như Nhà nước giảm xuống mức thấp hơn, ví dụ dưới 65% thì một số vấn đề quan trọng mà thuộc quy định của Luật Doanh nghiệp là có quyền thì lúc đó đương nhiên là vấn đề về ngành nghề kinh doanh. Chính lúc đó nó sẽ có sự điều chỉnh theo mức độ sở hữu của Nhà nước ở các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước đó...
Năm 2015, Chính phủ tiếp tục đặt trọng tâm vào cải cách thể chế, giảm các thủ tục phiền hà, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy, chúng ta cần cải cách những vấn đề căn bản gì để các tập đoàn, DNNN nói chung hoạt động có hiệu quả và phù hợp với các Luật mới được sửa đổi/ ban hành?
Pháp luật giờ đã thông thoáng hơn, từ Hiếp pháp mới cho đến Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đương nhiên với doanh nghiệp cũng mở ra không gian về kinh doanh đa dạng, thích hợp với quyền tự do kinh doanh của các chủ thể (cả tư nhân, DNNN)… Bây giờ, vấn đề đối với các tập đoàn kinh tế tồn tại ở cơ chế, thể chế kinh tế mà chưa có một tổ chức thật sự tập trung, thống nhất, linh hoạt, thích hợp với một nhà đầu tư hơn là một cơ quan nhà nước đi kinh doanh. Chúng ta phải xây dựng một khung thể chế thật sự thích hợp, thật sự cụ thể, rõ ràng để tạo ra những quyền năng cho các doanh nghiệp, phù hợp với môi trường kinh doanh mới, lúc đó doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn. Đồng thời, Nhà nước cũng phải quy định cụ thể cơ chế giám sát cho hiệu qua; tăng cường giám sát thay vì kiểm soát chặt chẽ từng vấn đề. Về tổ chức đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, cần phải tập trung, nỗ lực để có được một tổ chức tách bạch với cơ quan quản lý hành chính nhà nước để kiểm soát, giám sát, thực hiện được vai trò của Nhà nước trong việc giám sát, kiểm soát hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty lớn. Lúc đó chúng ta mới có thể giám sát tốt được.
Như vậy, có đồng nghĩa với việc về lâu dài nên xóa bỏ bộ chủ quản đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không?
Về lâu dài, theo tôi nên có một tổ chức - không phải là xóa chủ quản, mà phải là một tổ chức có chức năng, nhiệm vụ chuyên về vai trò của chủ sở hữu, của nhà đầu tư, tách bạch với chức năng quản ly,á ban hành chính sách như các bô,å ngành hiện nay… Các bộ, các ngành vẫn thực hiện chức năng ban hành chính sách, giám sát thực hiện chính sách chung với nền kinh tế, với tất cả các doanh nghiệp, còn cơ quan này phải có đội ngũ chuyên trách thực hiện chức năng của chủ sở hữu với vai trò giám sát chứ không can thiệp cụ thể vào doanh nghiệp của quan hành chính, làm cho môi trường kinh doanh không thực sự rõ ràng cho các doanh nghiệp.
Xin cám ơn Ông!