Đạt giá trị 15 tỷ USD
Theo thống kê và phân tích từ nhóm nghiên cứu của Diễn đàn mua bán, sáp nhập và hợp nhất (M&A) Việt Nam năm 2014, giai đoạn từ năm 2008 – 2013, các nhà đầu tư Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng M&A với tổng trị giá các thương vụ lên tới 15 tỷ USD, trong đó đỉnh cao là con số 5 tỷ USD vào năm 2012. Làn sóng này được ghi nhận là làn sóng thứ nhất. Làn sóng đó diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô mất ổn định, thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp (DN) tiến hành tái cấu trúc để tồn tại và vượt qua khủng hoảng. Dùvậy, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong giai đoạn này vẫn tăng trưởng 5 lần, từ1 tỷ USD năm 2008 lên 5 tỷ USD năm 2013. Nhiều nhà đầu tư và DN đã tận dụng được cơ hội, với chiến lược M&A phù hợp, trở thành những tập đoàn mạnh như: Masan, Kinh Đô, Vinamilk, Viettel… Trong giai đoạn này, đã xuất hiện những thương vụ lớn lựa chọn đối tác chiến lược của Vietcombank - Mizuho, Vietinbank - Mitsubishi Bank, các thương vụ mua lại để phát triển thị trường của các đối tác Nhật Bản và ASEAN như Unicharm - Diana 120 triệu USD, SCG mua lại Prime Group 240 triệu USD, Fortis - Hoàn Mỹ 65 triệu USD...
Đánh giá lại làn sóng thứ nhất có thể thấy, đa số các thương vụ đó là sáp nhập, mua cổ phần chiến lược nhằm tạo chỗ đứng cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Các thương vụ M&A giữa các nhà đầu tư nội hoặc nhà đầu tư nội mua lại chủ DN ngoại không nhiều, chủ yếu nhằm mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, tận dụng lợi thế của nhau. Với ý nghĩa đó, làn sóng M&A thứ nhất được xem như là công cụ trọng yếu, nền tảng cơ sở và giá trị cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Với khối DN Nhà nước (DNNN), đó là quá trình cổ phần hóa quyết liệt 432 DN đến cuối năm 2015 kèm theo yêu cầu tìm đối tác chiến lược. Những DNNN trong lĩnh vực giao thông, dệt may… đã được IPO và tới đây là những DN lớn như MobiFone, Vietnam Airlines sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các DN trong và ngoài nước.
Với khối ngân hàng, đó là quá trình sáp nhập, hợp nhất nhằm tạo ra các định chế tài chính vững mạnh, giảm bớt các ngân hàng yếu, tăng khả năng phục vụ người dân của hệ thống ngân hàng. Từ thương vụ sáp nhập đầu tiên giữa 3 ngân hàng SCB-Tín Nghĩa-Đệ Nhất vào đầu năm 2012, đã có liên tiếp các thương vụ khác như Habubank sáp nhập vào SHB, PVFC hợp nhất với Ngân hàng Phương Tây, DaiA Bank sáp nhập vào HDBank. Đây là tiền đề để ngành Ngân hàng bước vào giai đoạn hai trong năm nay với kế hoạch có thể sẽ còn khoảng 5-7 thương vụ M&A khác… Ngoài các thương vụ trên, nhiều DN trong các lĩnh vực khác cũng đã chủ động xây dựng chiến lược thâu tóm và mua lại nhằm tạo ra bước tăng trưởng đột phá trong tương lai.
Làn sóng thứ hai và đích đến 20 tỷ usd
Điều gì đang chờ đợi chúng ta trong 5 năm tới? Sự phục hồi của nền kinh tế, quá trình cải cách thể chế, chương trình cổ phần hóa nhiều DNNN quy mô lớn, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân, sự quan tâm của dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư của M&A tại Việt Nam đang hình thành nên một làn sóng M&A thứ hai. Hoạt động M&A tại Việt Nam giai đoạn từ 2014- 2018, được kỳ vọng sẽ sôi động hơn với việc tăng trưởng về giá trị và số lượng thương vụ trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục, tái cơ cấu DN được đẩy mạnh, các văn bản luật mới được thông qua và dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Với đích đến 20 tỷ USD, làn sóng thứ hai được khởi động một cách mạnh mẽ nhằm tạo lập một hệ thống DN vững vàng hơn về tài chính, quản trị, đóng góp được nhiều giá trị hơn cho xã hội. “Chương trình cổ phần hóa DNNN vừa được Chính phủ thông qua với việc cổ phần hóa 432 tổng công ty và DN lớn trong 2 năm 2014-2015 đang mở ra những cơ hội mới cho thị trường M&A. Mặt khác, làn sóng mới trong hoạt động M&A sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nền kinh tế và cổ phần hóa DNNN”, Tổng tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư - Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Thực vậy, hiện thị trường đang chứng kiến các cuộc IPO của nhiều DNNN quy mô lớn như Vietnam Airlines, MobiFone; các tập đoàn lớn như dệt may, xi măng, thép, các DN ngành giao thông - vận tải... Cùng với đó, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và thoái vốn ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ cũng đang diễn ra sôi nổi. Đặc biệt, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân cùng với sự quan tâm của dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư M&A tại Việt Nam, đã tạo nên một làn sóng M&A mới. Như vậy, hoạt động M&A tại Việt Nam đã không còn mang tính chất sự vụ mà đã trở thành chiến lược đầu tư của DN. Nhiều DN cả khối nhà nước lẫn tư nhân đã lựa chọn M&A làm chiến lược tăng trưởng đột phá và bền vững.
Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng cơ hội trong làn sóng thứ hai? Trên cơ sở nhận diện những đặc trưng của làn sóng M&A trong 5 năm tới, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2014 cho rằng: Một làn sóng có định hướng và có chủ đích, nếu được thực hiện chuẩn mực sẽ là một trong những tiền đề quan trọng đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Có nghĩa là, để đạt được giá trị cao trong làn sóng thứ hai, ngoài sự “chia lửa” của Chính phủ và sự quyết tâm mạnh mẽ của DN còn cần rất nhiều từ sự chia sẻ và thấu hiểu của xã hội!
trị lên tới 20 tỷ USD.
M&A Việt Nam… khi khối ngoại vào cuộc
(Tài chính) Sự nhập cuộc của dòng vốn ngoại, đã khiến cho hoạt động mua bán, sáp nhập và hợp nhất (M&A) Việt Nam tăng lên mạnh mẽ. Dự báo số thương vụ trong năm nay sẽ tăng gấp 10 lần so với năm 2003, từ 41 thương vụ (năm 2003) lên khoảng 400 thương vụ (năm 2014).
Xem thêm