Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm

Lý thuyết chiết trung được phát triển bởi Dunning (1988) đã chỉ ra rằng, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Mặc dù trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có xu hướng thấp nhưng về lâu dài, tỷ lệ đầu tư được nhận thấy có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. De Mello (1999) cho rằng vốn FDI có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế nơi chuyển giao công nghệ thông qua đào tạo lao động và mua lại kỹ năng, phương thức quản lý mới và sắp xếp tổ chức. De Gregorio (2003) cũng đã ghi nhận rằng có sự chuyển công nghệ và kiến thức từ các nhà đầu tư quốc gia kèm theo nguồn vốn FDI dẫn đến tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế. Tuy nhiên, một số lập luận khác lại cho rằng nguồn vốn FDI lấn át đầu tư trong nước (DI) và có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Nghiên cứu của Huang (1998, 2003), Braunstein và Epstein (2002) cho thấy, FDI có thể thay thế nguồn vốn DI trong thời gian dài. Vấn đề đặt ra là liệu dòng vốn FDI lấn át hay thúc đẩy DI?

Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1

Nhìn chung, các tác giả đã sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau (dữ liệu thời gian, dữ liệu bảng) với nhiều phương pháp ước lượng và do đó cũng cho ra các kết quả khác nhau cho từng quốc gia, nhóm quốc gia trên thế giới.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng 3 biến GDP, FDI và DI. Khi đưa vào phương trình các biến số được trình bày dưới dạng logarit tự nhiên. Trong đó, lnGDP là GDP thực, lnFDI là FDI ròng, lnDI là DI, là hệ số chặn, là sai số.

Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế - Ảnh 2

Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật vector tự hồi quy (VAR) để nghiên cứu mối quan hệ các biến kinh tế trong ngắn hạn. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hằng năm của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1988 – 2012.

Nội dung và kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:

Kết quả ước lượng mô hình VAR cho thấy trong ngắn hạn, quan hệ giữa các biến GDP, FDI và DI là không rõ ràng có thể cùng chiều, ngược chiều hoặc đa chiều với nhau theo từng thời kỳ. Dưới đây là kết quả nghiên cứu với các mẫu biến đã chọn ở trên.

Tác động của GDP lên DI, DI lên GDP, FDI lên GDP và FDI lên DI theo phân tích hàm phản ứng xung: Cho thấy, cú sốc GDP tạo nên một phản ứng biến động của DI. DI tăng lên trong kỳ đầu tiên sau đó giảm ở kỳ thứ 2, DI tăng lên lại ở kỳ thứ 3 và giảm dần sau đó. Trong kỳ đầu tiên, cú sốc của FDI làm GDP giảm sau đó tăng đều trong kỳ thứ 2 đến kỳ thứ 4; Các kỳ tiếp theo GDP giảm nhẹ nhưng sau đó GDP đã tăng trở lại và ổn định. Nhìn chung, cú sốc của FDI có tác động đến biến động của GDP nhưng rất nhỏ và tạo ra một sự thay đổi nhẹ đến DI. DI giảm trong kỳ đầu tiên và ổn định trong kỳ thứ 2, sau đó tăng ở kỳ thứ 3, giảm trong kỳ thứ 4. Kể từ kỳ thứ 4, DI tăng trở lại và có xu hướng ổn định. Điều này khẳng định rằng FDI không lấn át DI ở Việt Nam.

Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế - Ảnh 3

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, thông qua việc bổ sung cho DI, FDI phần nào khắc phục tình trạng thiếu vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cũng tác động trở lại và kích thích DI. Những phát hiện của nghiên cứu này có một số ý nghĩa quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Đó là, nguồn vốn FDI có vai trò bổ sung và thúc đẩy DI. Chính vì vậy, cần cải thiện pháp lý và môi trường đầu tư cũng như có những chính sách quản lý việc sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả, hợp lý; nguồn vốn FDI vào các ngành như nông nghiệp, dịch vụ nhiều hơn và khuyến khích FDI vào những khu vực DI còn hạn chế. Các chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư cần có định hướng, có mục đích cụ thể theo hướng khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao; Tốn ít năng lượng, và bảo đảm môi trường; Có năng suất và sức cạnh tranh; Bảo đảm lợi ích quốc gia và từng địa phương.

Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế - Ảnh 4

Nhờ vào nguồn vốn FDI, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong 25 năm qua. Có thể thấy rằng, nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, tuy nhiên giữa hai nguồn vốn có tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ mà điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư hợp lý. Bên cạnh khuyến khích nguồn vốn FDI thì Chính phủ Việt Nam cũng cần nhìn nhận và có những biện khắc phục những hạn chế mà nguồn vốn này gây ra; Khuyến khích và thúc đẩy tiết kiệm trong nước nhằm đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Thông qua việc sử dụng các mô hình tự hồi quy vector để kiểm định thực nghiệm, bài viết xác định mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1988 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn, có một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò thúc đẩy đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

1. http://unctadstat.unctad.org;

2. http://data.worldbank.org;

3. http://data.un.org.

Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế

PGS.,TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA, LÊ NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

(Tài chính) Chủ đề “Thu hút nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam” trong số Tạp chí Tài chính tháng 5/2014 vừa qua đã nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến hồi âm của độc giả, Tạp chí Tài chính số tháng 6/2014 xin trích đăng một trong số những ý kiến tiêu biểu xoay quanh chủ đề này.

Xem thêm

Video nổi bật