Mỹ tiếp tục leo thang căng thẳng với Trung Quốc
Bộ Thương mại Mỹ cũng lên danh sách trừng phạt 4 doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan đến vai trò trong quân đội Trung Quốc, điều này đi ngược lại quyền lợi chính sách an ninh quốc gia và ngoại giao.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày thứ Năm đã công bố áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại với khoảng hơn 30 viện nghiên cứu và đơn vị của Trung Quốc bởi lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia.
Theo CNBC, Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc và 11 viện nghiên cứu liên quan sử dụng công nghệ sinh học nhằm hỗ trợ cho quân đội Trung Quốc và người dùng cuối để phát triển vũ khí kiểm soát bộ não, Federal Registry cho hay.
Thông báo này tuy nhiên không nói thêm chi tiết về vũ khí kiểm soát bộ não.
Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo trong tuyên bố của mình đã nhấn mạnh: “Việc theo đuổi với mục đích phát triển công nghệ sinh học và phát triển y tế có thể cứu được nhiều con người. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đang sử dụng những công nghệ này nhằm kiểm soát người dân và có nhiều hành động không công bằng với các nhóm thiểu số và tôn giáo”.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và thành viên của nhiều nhóm thiểu số Hồi giáo tại Tân Cương.
Vào đầu tháng này, Nhà Trắng công bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế Vận hội mùa đông năm 2022 tại Bắc Kinh bởi xét đến việc phía Mỹ không hài lòng với chính sách của Bắc Kinh tại khu vực Tân Cương cũng như nhiều vấn đề nhân quyền khác.
Bộ Thương mại Mỹ cũng lên danh sách trừng phạt 4 doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan đến vai trò trong quân đội Trung Quốc, điều này đi ngược lại quyền lợi chính sách an ninh quốc gia và ngoại giao.
Bộ Thương mại Mỹ cũng đưa 5 doanh nghiệp Trung Quốc vì đã cố gắng giành công nghệ từ Mỹ để giúp hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Quan chức Mỹ đã nhiều năm phàn nàn rằng tình trạng đánh cắp bản quyền trí tuệ của phía Trung Quốc đã khiến cho kinh tế Mỹ tổn hại hàng tỷ USD doanh thu và hàng nghìn việc làm, đồng thời xâm hại đến an ninh quốc gia Mỹ. Trong khi đó, phía Bắc Kinh luôn khẳng định họ không tham gia vào các hoạt động xâm hại bản quyền trí tuệ.
Ngày thứ Năm tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ thông báo các biện pháp trừng phạt 8 thực thể Trung Quốc vì những chính sách thiếu công bằng với các cộng đồng người thiểu số Trung Quốc, đặc biệt những người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.
Chính phủ Mỹ đang tiến gần hơn đến việc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ bởi không tuân thủ quy định công bố thông tin tài chính của phía Mỹ, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg công bố.
Theo Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Mỹ (SEC) thông báo vào ngày thứ Năm, cơ quan này đã đưa ra một luật mới bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải công khai sổ sách tài chính với cơ quan Mỹ nếu không sẽ bị hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York và sàn Nasdaq trong vòng 3 năm. Doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông là hai nhóm duy nhất từ chối các cuộc thanh tra này dù rằng Washington đã không ngừng yêu cầu suốt từ năm 2002.
Quy định mới nhất của SEC đã công bố rõ ràng cơ quan quản lý sẽ phân loại doanh nghiệp để hủy niêm yết như thế nào cũng như quy trình buộc doanh nghiệp hủy niêm yết cổ phiếu có thể coi như diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu giữa quan chức ngành tài chính hai nước Mỹ và Trung Quốc.
Dù rằng phần lớn căng thẳng xoay quanh những công ty vỏ bọc mà phía doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng để niêm yết tại Mỹ, quy định vào ngày thứ Năm đã được phía Mỹ tính toán suốt nhiều thập kỷ nay.